ClockThứ Hai, 01/06/2015 10:16

Yên lành từ mỗi gia đình

TTH - Khó khăn, đông con, thiếu việc làm ổn định nên nhiều hộ dân ở phường Phú Hậu (TP Huế) để con sớm lao động kiếm sống. Mô hình ngăn ngừa trẻ phạm pháp dựa vào cộng đồng phát huy hiệu quả khi người nghèo được vay vốn thoát nghèo, có điều kiện chăm sóc con cái tốt hơn.

Phường Phú Hậu có hơn 2.500 hộ với 11.000 khẩu, trong đó có trên 130 hộ nghèo và 250 hộ cận nghèo.Nghề nghiệp chủ yếu của người dân là đi xe thồ, xích lô, thợ nề, làm nông nghiệp, buôn bán nhỏ. Năm 2013, phường Phú Hậu có trên 80 em trong các gia đình khó khăn bỏ học cấp trung học cơ sở. Đặc biệt, trên 30 trẻ em sống trong gia đình có người nhiễm HIV/AIDS, mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật trong thời gian thi hành án… Cuộc sống khó khăn, nhiều gia đình không quan tâm đến con cái khiến các em ham chơi, lêu lổng. Nguy cơ bỏ nhà đi lang thang, vi phạm pháp luật rất cao.

Hoạt động ngoại khóa dành cho trẻ em khu tái định cư. Ảnh: Lê Hữu Phúc
Mô hình phòng ngừa, trợ giúp người chưa vị thành niên vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng được thành lập từ năm 2013 ở Phú Hậu giúp các em nhận thức và tránh những hiểm nguy đang rình tập. Năm học qua, gần 240 học sinh hộ nghèo và tái định cư vạn đò được hỗ trợ 80 triệu đồng chi phí học tập. Đội ngũ cộng tác viên ở cơ sở phát hiện và kịp thời ngăn ngừa, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nghỉ học, lao động kiếm sống. Chính quyền địa phương phối hợp với nhà trường để có hướng giúp đỡ, vận động các em trở lại trường và nhất là thành lập lớp xoá mù cho trẻ em ở các khu tái định cư. Riêng đối với những trẻ em lang thang, bỏ học sớm được các câu lạc bộ tư vấn, hướng dẫn các em học nghề phù hợp.
Để các em có sân chơi lành mạnh, bổ ích, phường Phú Hậu thành lập câu lạc bộ trợ giúp trẻ em nghèo. Hàng tháng, các em sinh hoạt trong câu lạc bộ “quyền trẻ em”. Ở đó, trẻ được trang bị kiến thức về kỹ năng sống, phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục, nhất là trẻ em gái. Phụ huynh cũng được tập huấn nâng cao nhận thức về các nhóm quyền trẻ em, chăm sóc và giáo dục con em mình tốt hơn. Em Trần Đại Nghĩa, một trong 40 em tham gia câu lạc bộ cho hay: Em hay đi bán đậu ở các quán ăn, nhiều khi rất sợ bị đánh. Khi tham gia vào câu lạc bộ, em được hỗ trợ sách vở để đi học lại. Rất nhiều người trong tổ đến nói với ba mẹ em về việc không nên cho em đi làm sớm. Ba em đã có vốn mở quán sửa xe nên gia đình em có cuộc sống ổn định.
Không chỉ con trẻ được cung cấp kiến thức để bảo vệ mình, phường Phú Hậu tổ chức nhiều hội thi để mọi người cùng hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Các cộng tác viên, tổ trưởng, các tổ chức đoàn thể nắm rất kỹ về tình hình trẻ em trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Công tác bảo vệ trẻ em được tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, xây dựng các cụm pano, áp phích, khẩu hiệu hình ảnh trực quan tại các điểm khu dân cư để người dân nắm bắt thông tin kịp thời. Những gia đình có trẻ em khó khăn, có nguy cơ bị xâm hại sẽ được ưu tiên xét cho vay vốn, giải quyết việc làm, được hưởng các chính sách xã hội nhưng phải cam kết không để con bỏ học lang thang, không nghiện hút. Các hộ nghèo có thể lập dự án nhỏ để buôn bán với số tiền từ 10 đến 20 triệu đồng. Chị Lê Thị Nga, trú tại tổ 15 phường Phú Hậu cho hay: Gia đình tui là hộ nghèo nên cuộc sống khó khăn. Hai vợ chồng bận đi làm nên 3 đứa con lêu lổng suốt ngày. Tui được vay vốn để bán bánh canh ở đầu xóm, không phải đi làm thuê, làm mướn suốt ngày nên quản lý được con.
Ông Trần Chí Linh, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Hậu phấn khởi: Nhờ chính quyền địa phương cho vay vốn giảm nghèo hiệu quả nên năm 2014, toàn phường có 44 hộ thoát nghèo. Các tổ dân phố làm tốt công tác hòa giải, không để xảy ra các vụ bạo lực trong gia đình, trọng án, hình sự, các vụ việc nổi cộm, khiếu kiện vượt cấp. Nhiều gia đình đã chấp hành luật bảo vệ trẻ em, quan tâm đến con em hơn khi các em được đi học, tình trạng lang thang, lao động sớm, trẻ em vi phạm pháp luật đã được hạn chế.
Huế Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo

Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, tướng De Castries (Đờ Cát) cùng toàn bộ Bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch chạy về Thượng Lào. Đến 24 giờ, toàn bộ quân địch đã đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!

Ngày 7 5 1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top