ClockThứ Sáu, 31/07/2015 07:40

Chợ Huế văn minh còn bao xa?

TTH - Đô thị Huế không thể thiếu chợ văn minh, hay có thể nói rộng hơn là văn minh thương mại. Huế vẫn đang tiếp tục hướng đến mục đích này, song những vấn đề đang đặt ra cho chợ Huế là không nhỏ...

Vượt qua rào cản           

Thời gian qua, những “đuôi chợ” (chợ ăn theo chợ) tiếp tục là một vấn đề nan giải đối với nhiều phường trên địa bàn thành phố. Tại một số khu vực xung quanh chợ An Cựu ( kiệt 19, đường Đặng Văn Ngữ), Bến Ngự (Phan Đình Phùng)... vẫn còn tình trạng kinh doanh nhếch nhác, lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường, ảnh hưởng mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông, cạnh tranh chưa bình đẳng...

Họp chợ tự phát trên đường làm mất mỹ quan đô thị. Ảnh: Võ Nhân

Theo bà Trần Thị Kim Cúc, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Ninh: “Vấn đề xử lý những người kinh doanh sai qui định, lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường khu vực đường Phan Đình Phùng, xung quanh chợ Bến Ngự vẫn được phường triển khai. Tuy nhiên, khi lực lượng trật tự đô thị ra quân xử lý thì họ lại chạy vào nhà dân lẩn tránh, sau khi lực lượng chức năng đi khỏi thì lại trở về như cũ. Có khi phải mất cả buổi tập trung cho việc này, trong lúc lực lượng trật tự đô thị phường chỉ có 8 người mà địa bàn còn có 2 bệnh viện lớn và hai chợ…”. Bà Cúc còn thẳng thắn cho biết, trong công tác đảm bảo trật tự đô thị tại các “điểm nóng” này vẫn còn thiếu sự phối hợp tích cực, đồng bộ, thậm chí có sự đùn đẩy trách nhiệm của các lực lượng như: công an phường, cảnh sát khu vực và Đội Quản lý đô thị thành phố… Tương tự, xung quanh khu vực chợ An Cựu, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường diễn ra tràn lan. Chỉ một đoạn đường ngắn và đoạn đầu kiệt 19 đường Đặng Văn Ngữ, có rất nhiều người mua kẻ bán lộn xộn và nhếch nhác. Và cũng lại điệp khúc cũ “đẩy đuổi – trốn tránh – lực lượng chức năng đi khỏi – tiếp tục buôn bán lấn chiếm...”.

Tiến tới văn minh

Chợ Tây Lộc - một chợ truyền thống có diện tích 14.000m2, gồm 785 lô chính thức, chưa tính nhiều chỗ ngồi bạ trong chợ…Tại đây, bên cạnh những yếu tố thuận lợi khách quan và một số điều làm chưa tốt, câu chuyện quản lý chợ và “đuôi chợ” mà phường Tây Lộc đã triển khai trong những năm qua có nhiều điều đáng ghi nhận. “Các loại hàng hóa đều được bán với giá rất phải chăng, ít nói thách và nhất là không có “đuôi chợ”... ông Hoàng Minh Đức, Chủ tịch UBND phường Tây Lộc cho biết.

Hiện thành phố đang thí điểm thay đổi mô hình quản lý chợ giao cho doanh nghiệp tư nhân ở chợ đầu mối Phú Hậu và một số chợ khác như Hương Long và Thủy Biều... Câu chuyện này chỉ mới bắt đầu. Liệu khi giao chợ cho tư nhân, doanh nghiệp quản lý có đảm bảo nhu cầu việc làm, thương mại và nguồn thu nhập ổn định cho người lao động tại chính địa bàn? Và số tiểu thương của chợ cũ và chợ mới sau khi chuyển đổi mô hình có được giải quyết hợp tình hợp lý không...?

Huế là thành phố văn hóa – du lịch – di sản - cảnh quan. Việc đảm bảo chợ truyền thống hoạt động có nề nếp và ngày càng văn minh là điều rất được kỳ vọng. Có nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta có thể xây trung tâm thương mại, nhưng vẫn duy trì chợ truyền thống và điều chỉnh “nó” tốt hơn. Để đạt được mục tiêu đó, phụ thuộc quá nhiều yếu tố, từ sự thay đổi thói quen mua bán của người dân, đến việc nghiên cứu, áp dụng và thí điểm những mô hình chợ phù hợp với Huế, đồng thời phát huy vai trò chỉ đạo sâu sát của chính quyền địa phương, Ban quản lý chợ, ý thức tiểu thương, khách mua hàng, người làm công tác quản lý đô thị, lực lượng chuyên trách của phường... 

Đức Phương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn

Công tác phòng, chống ma túy (PCMT) và nhân rộng mô hình chuyển hóa tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Huế đạt nhiều kết quả tích cực.

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn
Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Chiều 25/4, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do UVTW Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ băn Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023.

Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị
Return to top