Thế giới

Chủ có thể truyền bệnh COVID-19 cho thú nuôi

ClockThứ Sáu, 02/07/2021 15:22
TTH.VN - Một tác giả người Hà Lan cho biết, một số lượng lớn thú nuôi có thể bị nhiễm COVID-19 từ người, qua đó cảnh báo những gia đình có người bị nhiễm COVID-19 không nên tiếp xúc quá gần đối với vật nuôi để đảm bảo an toàn.

Hoạt động của các nhà máy châu Á giảm mạnhĐảo Phuket chính thức mở cửa trở lại đón du khách quốc tếAnh tiếp tục bước vào đợt phong tỏa nghiêm ngặt để chống dịch COVID-19Các nước ASEAN+3 nhất trí thúc đẩy quỹ vật tư y tế chống lại đại dịchASEAN hành động chưa đủ khi vấn nạn buôn bán động vật hoang dã vẫn là điểm nóng

Khi tiếp xúc gần, thú nuôi có thể bị nhiễm COVID-19 từ chủ. Ảnh minh họa: Zhou Tianxiao/Lao động

“Khoảng 1/5 thú nuôi có thể nhiễm bệnh từ người chủ. May mắn là chúng không phải chịu đựng tình trạng bệnh quá nặng”, Tiến sĩ Els Broens thuộc Đại học Utrecht (Hà Lan) chia sẻ.

Trong nghiên cứu của Tiến sĩ Els Broens, 156 con chó và 154 cá thể mèo từ 196 hộ gia đình đã được xét nghiệm tại nhà, nơi có ghi nhận trường hợp nhiễm virus ở các thành viên trong gia đình.

Trong số đó, khoảng 17% số động vật, 31 con mèo và 23 con chó có kháng thể đối với COVID-19, chứng tỏ chúng đã bị nhiễm bệnh.

Ngoài ra, 6 con mèo và 7 con chó, chiếm 4,2% số động vật được xác nhận nhiễm bệnh thông qua xét nghiệm PCR.

Xét nghiệm sau đó cho thấy, những con vật này hồi phục nhanh chóng và không lây nhiễm cho những con vật nuôi khác trong cùng gia đình.

Được biết, COVID-19 được cho là bắt nguồn từ loài dơi và ngay từ những tháng đầu tiên khi đại dịch bùng phát, người ta đã cho thấy rằng động vật có vú có thể bị nhiễm bệnh, song ít trường hợp nhiễm bệnh nặng. Chỉ có loài chồn được nhắc đến là bị lây nhiễm từ người, sau đó tiếp tục truyền bệnh qua cho người khác..

Tiến sĩ Els Broens nhận định, tiếp xúc gần giữa người và thú nuôi như chó và mèo có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm bệnh cao ở thú nuôi.

Vị tiến sĩ thông tin thêm: “Nhiều người chủ thường tiếp xúc rất gần với thú nuôi của mình, như để động vật của họ ngủ chung trên giường. Chính vì vậy, hoàn toàn có thể tưởng tượng được khả năng lây nhiễm có thể xảy ra”.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành động vì động vật hoang dã

Động vật hoang dã (ĐVHD) được ví như một tài nguyên quý thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội. Là địa bàn rộng, dân cư đông nên TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, hành động vì ĐVHD góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn thiên nhiên, hạn chế việc tiêu thụ, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các sản phẩm ĐVHD.

Hành động vì động vật hoang dã
Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

Ngày 7/4, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức buổi tọa đàm: Sinh viên với hành động vì động vật hoang dã.

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã
Return to top