ClockThứ Ba, 03/11/2020 06:45

Chú trọng giáo dục “làm người”, đạo đức lối sống

TTH - Giáo dục “làm người”, giáo dục đạo đức, lối sống - tuy chỉ mấy chữ - nhưng sức nặng lại vô cùng. Sự nghiệp ấy không chỉ là của riêng ngành giáo dục.

Giáo dục “làm người”, giáo dục đạo đức rất cần được xem trọng

Nghiên cứu Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cá nhân tôi nhận thấy dự thảo được đầu tư công phu, đề cập một cách khá toàn diện, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, ANQP…; hoạch định con đường chiến lược về xây dựng Đảng và phát triển đất nước trong thời gian tới. Khơi gợi được niềm tin và sự phấn khởi trong toàn xã hội.

Chúng tôi rất tâm đắc khi thấy đánh giá về kết quả thực hiện Nghị quyết XII, Đảng ta đã thẳng thắn nhìn nhận: “Đổi mới giáo dục, đào tạo khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội... Nội dung giáo dục và đào tạo còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo vẫn thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động. Chưa chú trọng đúng mức đến phát triển phẩm chất và kỹ năng người học. Giáo dục “làm người”, đạo đức lối sống còn bị xem nhẹ.

Theo chúng tôi, đây là một đánh giá hết sức thẳng thắn và xác đáng.

Chính vì “nặng lý thuyết, nhẹ thực hành”, “đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động. Chưa chú trọng đúng mức đến phát triển phẩm chất và kỹ năng người học” cho nên thời gian qua, đất nước mới xảy ra tình trạng thừa thầy thiếu thợ; ngành cần người thì không có người để tuyển, ngược lại có những ngành đào tạo ồ ạt, nhưng ra trường thì không thể tìm được chỗ làm. Hệ lụy là thất nghiệp, là làm trái ngành trái nghề, là phải “quen biết, chạy chọt” mới kiếm được một chỗ làm việc...

Đấy là chưa kể các tổ chức, doanh nghiệp muốn sử dụng lao động thì có khi buộc phải đào tạo lại, vừa tốn thời gian vừa tốn tiền của; chưa kể đất nước đã rất nhiều năm qua cứ phải mang tai mang tiếng là trí thức nhiều, tiến sĩ nhiều thuộc hàng “nhất thế giới” nhưng ngược lại công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn, tỷ lệ sản phẩm có giá trị làm từ những bộ óc hàng tiến sĩ như thế lại thuộc hàng thấp nhất khu vực?!!

Đặc biệt, chính vì xem nhẹ giáo dục “làm người”, đạo đức lối sống cho nên thời gian qua, rất nhiều những giá trị đạo đức, tôn ti trật tự trong xã hội đã bị đảo lộn, bị tổn thương một cách hết sức đáng báo động. Cháu con thiếu kính trọng ông bà, cha mẹ; học trò thiếu kính trọng thầy cô; anh em một nhà thiếu thương yêu, đùm bọc lẫn nhau; chữ tín, chữ nghĩa có khi trở thành sự xa xỉ trong mối quan hệ bạn bè; rất nhiều mối quan hệ mà lẽ ra vốn rất thiêng liêng nay đều bị đặt dưới mấy chữ tiền - tài - danh - lợi. Rồi trộm cắp, cướp của, giết người, tham ô, lừa đảo… Vô số những loại tệ nạn như thế phát sinh và phát triển khiến người dân trở nên lo lắng, bất an; ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cộng đồng, sự phát triển bền vững của toàn xã hội.

Vì những lý do trên, nên trong Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 (mục 5, phần II) và trong phần V - Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người, chúng tôi mong cần có sự nhắc lại và nhấn mạnh sự cấp thiết phải có giải pháp để khắc phục những bất cập trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ mà dự thảo đã chỉ ra. Đặc biệt là vấn đề giáo dục “làm người”, giáo dục đạo đức, lối sống. Bởi lẽ, con người là gốc của xã hội, và đạo đức chính là cái gốc của con người. Giáo dục “làm người”, giáo dục đạo đức, lối sống - tuy chỉ mấy chữ - nhưng sức nặng lại vô cùng. Sự nghiệp ấy không chỉ là của riêng ngành giáo dục, mà cần có sự chung tay từ mỗi gia đình, dòng tộc, của cộng đồng xã hội, của các tôn giáo, và rất quan trọng nữa là của cơ chế pháp luật. Phải có một sự tổng hòa cộng lực như thế thì công cuộc giáo dục, bồi bổ, củng cố nhân cách, đạo đức con người, đạo đức xã hội mới có thể thành tựu. Và ngược lại, một khi con người được quan tâm giáo dục phẩm cách “làm người” đầy đủ, một khi đạo đức con người, đạo đức xã hội được bồi bổ vun đắp, thì tự nó sẽ tạo nền tảng cho đất nước phát triển bền vững, cho mục tiêu dân chủ, công bằng, văn minh sớm thực sự hiện diện trong đời sống xã hội.

Bài, ảnh: Hiền An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top