ClockThứ Sáu, 28/08/2020 10:16

Chuyển mình theo hoàn cảnh

TTH.VN - Dịch bệnh COVID-19 khiến họ dần quen với thực tại. Trở về quê hương nghĩa là con đường mưu sinh tạm thời gián đoạn, và khi chưa biết lúc nào dịch bệnh mới dứt thì họ đang có sự “chuyển mình” cho cuộc sống trước mắt.

Tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 cho người dân vùng caoPhòng chống dịch COVID-19: “Mô tả những việc đang làm và làm những việc mô tả”Đề xuất gói hỗ trợ lần 2 cho doanh nghiệp và lao động gặp khó khănSáng 22/8, không có ca mắc mới COVID-19, nhiều ổ dịch được kiểm soátGiúp bà con yên tâm cách ly

Người dân mưu sinh tại Lào khai báo y tế tại cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) khi trở về Việt Nam trong đợt dịch đầu năm 

Từ những cuộc trở về

Không ít người Việt vì miếng cơm manh áo đến xứ sở Triệu Voi để mưu sinh. Một thời, cư dân Phú Lộc, Hương Thủy, Phú Vang rủ nhau sang Lào. Nhiều người đã phất lên, xây nhà lầu, tậu ô tô sau những lần vượt “đường biên”. Đùng một cái, từ đầu năm, COVID-19 xuất hiện, nhiều người tìm đường về lại quê hương. Cũng phải thôi khi đại nạn ập đến, gia đình, quê hương là điểm tựa đầu tiên. Có người vứt cả hàng quán đang bán buôn, cũng có người chấm dứt ngay hợp đồng đang ký dở. Quê hương đã dang rộng vòng tay đón họ trong những ngày khốn khó…

Trở về trong những ngày dịch giã, nỗi lo cơm áo gạo tiền là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt khi dịch bệnh đợt 1 vừa được kiểm soát thì lại bùng phát đợt 2, xuất phát từ tâm dịch Đà Nẵng. “Tôi trở về Việt Nam đến bây giờ đã hơn 5 tháng. Số tiền tích lũy lâu nay cũng đã vơi dần. Tưởng rằng, khi chúng ta kiểm soát được dịch bệnh thì chúng tôi sẽ có cơ hội trở lại Lào mưu sinh, nhưng không ngờ đến bây giờ dịch còn phức tạp", ông Võ Đông (huyện Phú Lộc) chia sẻ.

Nhiều dự định của những Việt kiều Lào đến bây giờ đã tan biến. Sau tết nguyên đán an vui bên gia đình, họ tiếp tục trở lại đất bạn với hành trình mới. Và rồi, hương xuân chưa tàn, họ lại trở về...

Bà Trần Thị Ty (xã Vinh Thanh, huyện Vang) bảo rằng, khi dịch COVID -19 đợt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt, bà lập sẵn kế hoạch để trở lại đất Lào tiếp tục mưu sinh, nhưng bây giờ, dịch bệnh bệnh lan rộng, kế hoạch của bà đã hoàn toàn vỡ vụn. “Ở Lào, tôi buôn bán các mặt hàng hải sản khô ở chợ. Dịch bệnh COVID-19 xuất hiện từ đầu năm, cũng như nhiều người tôi trở về Việt Nam vì sự an toàn. Khi dịch phần nào được kiểm soát, tôi rất phấn khởi vì sớm có cơ hội trở lại Lào để làm việc, thậm chí, tôi liên lạc với mối lái để đặt trước hàng hóa, nhưng bây giờ không biết tính sao…”, bà Ty ngậm ngùi.

Thu nhập từ hàng quán phục vụ thức ăn giúp vợ chồng anh Thanh trang trải cuộc sống trong thời điểm khó khăn

Từng bước thích nghi

Dù ở đâu, hoàn cảnh nào thì cuộc sống cũng phải tiếp diễn. Trong điều kiện khó khăn nhất,con người luôn biết vượt qua nghịch cảnh. Nhìn hàng quán sạch sẽ, tươm tất và khách đều đều dọc tuyến Quốc lộ của vợ chồng anh Thanh (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc) khiến ai cũng vui thay.

Trở về Việt Nam từ đầu năm, vợ chồng anh Thanh hàng ngày dường như “bó gối” nằm nhà. Đến Lào chưa kịp bán buôn thì lại trở về quê hương. Gánh nặng mưu sinh khiến  vợ chồng anh không thể mãi lặng yên. Trong thời gian dịch bệnh COVID-19, vợ chồng anh quyết định thuê mặt bằng để phục vụ ăn uống hàng ngày. Công việc này bây giờ đủ giúp anh duy trì cuộc sống trước mắt trong điều kiện khó khăn. Anh Thanh bộc bạch: “Dịch bệnh kéo dài như ri ai cũng gặp khó chứ không riêng chi những người mưu sinh ở Lào như chúng tôi. Trong tình thế đó, tôi bàn với vợ thuê lại mặt bằng 6 triệu/tháng (hợp đồng 6 tháng/lần) bán đồ ăn sáng và chiều hàng ngày. Bây giờ, dù sao cũng có đồng ra đồng vào. Làm công việc này đến khi tình hình ổn định thì vợ chồng tôi trở lại Lào”.

Thích nghi với dịch bệnh đang len lỏi vào suy nghĩ của người dân trở về từ đất khách. Những công việc trước khi họ rời bỏ quê hương bây giờ vô tình lại giúp ích cho cuộc sống thường nhật. Phụ thợ nề, bóc vỏ keo tràm, bán buôn ở chợ dẫu vất vả nhưng đủ để cân bằng cuộc sống thực tại.

Anh Nguyễn Văn Sung (xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang) khoe: “Tôi vốn là thợ nề nhưng sang Lào mở cửa hàng tạp hóa cùng bán với vợ. Bây giờ, về Việt Nam thất nghiệp nên có dịp được làm lại nghề cũ. Những ngày tháng ở Lào, có mơ tôi cũng không nghĩ mình lại cầm bay, trộn xi măng, nhưng bây giờ công việc này giúp tôi kiếm từ 200-300 nghìn đồng/ngày. Thời buổi ni, đó là số tiền rất quý. Nhiều bạn bè của tôi từ Lào trở về cũng đang làm những công việc tạm trước mắt như, làm te (bóc vỏ cây rừng), buôn cá ở chợ, bốc vác... Dù công việc chi thì cũng giúp cuộc sống đỡ nhọc nhằn hơn trước khi hết dịch. 

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát từ đầu năm, theo thống kê, trong 2 đợt phát dịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế ghi nhận hơn 6.500 công dân từ nước ngoài trở về, trong số đó chủ yếu là người Việt sinh sống và làm việc tại Lào. Lượng người đa số trở về Huế trong đợt dịch xảy ra hồi đầu năm.

Bài, ảnh: Q.Viên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam

Chiều 17/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp Trường tiểu học Phú Tân (phường Thuận An, TP. Huế) tổ chức chương trình Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam.

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam
Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch

TIN MỚI

Return to top