ClockThứ Tư, 29/10/2014 12:58

Cơ hội cho lao động vùng cao A Lưới

TTH - Về tận dưới xuôi học nghề đã khó, đến khi ra nghề lại khó có được việc làm ổn định là thực tế chung của nhiều lao động ở vùng cao A Lưới.

Các em ở A Lưới đang được học nghề dệt zèng tại Hy Vọng

Nhờ gia đình có điều kiện, có sức khỏe, nên Hồ Thị Hing ở xã A Đớt và một số bạn đã được Cơ sở Dạy nghề và Giải quyết việc làm Hy Vọng (gọi ắt là Hy Vọng) - HTX TMDV Thuận Thành tuyển chọn về Huế học nghề dệt zèng truyền thống. Không phải ai cũng có điều kiện để được về Huế theo học nghề như Hồ Thị Hing, Hồ Thị Bền... Rất nhiều thanh niên trong độ tuổi lao động, nhất là những người khuyết tật còn có thể lao động ở A Lưới luôn ước ao được học nghề để có việc làm tự nuôi sống bản thân, nhưng do điều kiện, phương tiện đi lại khó khăn nên phần lớn đều phải ở quê phụ giúp gia đình làm nông, nội trợ...

Ông Hồ Văn Thiên, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Sơn đưa ra thực tế nhiều trường hợp sau khi được đào tạo may công nghiệp không thể tiếp tục theo nghề. Với hình thức đào tạo này, các em khi học xong muốn theo nghề phải về xuôi xin vào các xưởng may công nghiệp may ra mới phát huy tay nghề, còn muốn mở một tiệm may nhỏ tại gia đình thì không thể làm được. Do đó, rất nhiều thanh niên có nguyện vọng được đào tạo nghề tại địa phương, với những nghề đáp ứng được nhu cầu thực tế trong cuộc sống.
Nắm bắt được nhu cầu của người dân, cơ sở Hy Vọng đã hoàn tất các thủ tục xin cấp phép thành lập trung tâm dạy nghề và tạo việc làm tại A Lưới. Theo một cán bộ của A Lưới, nhu cầu lao động muốn được đào tạo nghề trên địa bàn rất lớn, nhất là những đối tượng khuyết tật. Hơn nữa, A Lưới đang là điểm đến của khách du lịch, nhu cầu trải nghiệm, mua sắm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm dệt zèng truyền thống đang rất được ưa chuộng. Do đó, trung tâm này đi vào hoạt động sẽ là cơ hội cho người lao động ở A Lưới và nhu cầu phát triển du lịch dịch vụ của địa phương. Trên cơ sở bộ khung sẵn có từ trước đây, cơ sở Hy Vọng đã sửa chữa, đầu tư thêm máy móc, thiết bị và kế hoạch sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2014 này.
Anh Trần Ngọc Minh, nhân viên văn phòng ở Hy Vọng cho hay, sở dĩ đơn vị chọn xây dựng trung tâm dạy nghề và giải quyết việc làm ở A Lưới là vì sau khi được đào tạo xong, hầu hết các em đều muốn trở về tại địa phương làm việc. Thậm chí có nhiều đợt, chúng tôi cần lao động để kịp làm sản phẩm cho khách hàng nhưng lại thiếu người. Nếu để các em mang về tại nhà làm thì cơ sở không chủ động và khó quản lý.
Thời gian qua, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như rổ tre được làm bằng nguyên liệu tre phối với bao bì, ni lông phế thải có màu sắc bắt mắt; tô, chén, móc khóa đan bằng dây điện; khăn, túi xách dệt thủ công... do các em khuyết tật ở cơ sở làm ra được xuất đi nước ngoài như Canada, Hồng Kông... Anh Trần Ngọc Minh cho biết, hiện cơ sở nhận nhiều đơn đặt hàng của một số khách hàng với số lượng khá lớn. Tổ chức Craft Link đóng ở Hà Nội vừa rồi có đặt hàng cho cơ sở sản xuất 800 chiếc rổ tre. Để làm kịp theo đơn đặt hàng, buộc lòng cơ sở phải huy động thêm lao động, có lúc cho các em làm thêm giờ. Trong khi đầu ra tương đối ổn định và có hướng phát triển, việc mở thêm trung tâm dạy nghề và giải quyết việc làm ở A Lưới vừa giúp cơ sở đảm bảo được thời gian và số lượng đơn đặt hàng; đồng thời còn tạo nguồn thu nhập cho những em bị khuyết tật.
Vừa qua, cơ sở đã đào tạo được 2 khóa với khoảng 30 học viên ở A Lưới học nghề dệt zèng. Khi trung tâm đi vào hoạt động, ngoài những lao động đã có tay nghề, đơn vị sẽ ưu tiên giải quyết việc làm cho những đối tượng đã được đào tạo. Ngoài ra, đơn vị sẽ kết hợp đào tạo thêm các nghề làm hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, đan lát, nung gốm... để đa dạng hóa ngành nghề và sản phẩm. Hiện nay, số lượng học viên được đào tạo bình quân mỗi khóa tại Hy Vọng từ 40 đến 50 học viên. Trong đó, nghề thủ công mỹ nghệ khoảng 10 người, dệt zèng 15 người, may khoảng 20 người.
Chị Hồ Thị Phước ở A Lưới là sinh viên đại học ra trường, nhờ biết được nghề dệt zèng truyền thống từ người thân trong gia đình nên chị tình nguyện xin vào Hy Vọng để truyền dạy nghề truyền thống này. Gắn bó với công việc khá lâu, sắp tới, khi trung tâm ở A Lưới đi vào hoạt động, chị sẽ là một trong những người được đơn vị cơ cấu trực tiếp làm việc và giảng dạy tại đây. Hay tin này, chị rất phấn khởi vì không còn sống cảnh xa nhà, lại có điều kiện chăm sóc gia đình và được cống hiến tay nghề của mình ngay tại quê hương.
Bài, ảnh: Hoài Thương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không để cháy rừng Hòn Vượn trong dịp lễ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thị xã Hương Trà, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Bồ tổ chức trực bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng tại đỉnh núi Hòn Vượn từ ngày 26/4 - 1/5.

Không để cháy rừng Hòn Vượn trong dịp lễ
Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục

Ngày 26/4, Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT), Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Tập đoàn Giáo dục EQuest và Trường đại học Phú Xuân tổ chức lễ chào mừng Ngày SHTT thế giới với chủ đề “SHTT và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo”. Tham dự sự kiện có ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục SHTT. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Sự kiện còn thu hút gần 60 đại biểu quốc tế.

Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục
Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp
Return to top