Thể thao

Cổ vũ bóng đá thời đại dịch

ClockThứ Sáu, 11/06/2021 16:07
TTH.VN - Giới mộ điệu chắc chắn sẽ không ngủ khi Việt Nam có cuộc cuộc đối đầu rất quan trọng với Malaysia tại vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á. Sau đó, trái bóng Uniforia chính thức lăn trên sân vận động Olympico (thủ đô Rome - Italia) khai màn cho giải đấu lớn nhất châu Âu, EURO 2020.

Khai màn EURO 2020Nhận định cục diện các bảng đấu

Những hình ảnh cổ vũ bóng đá này sẽ không xuất hiện thời điểm này. Ảnh: VnExpress

Không ít người hâm mộ đang tự hỏi, giữa vòng vây đại dịch, cổ vũ bóng đá bằng cách nào?! Chắc chắn không xuất hiện hình ảnh hàng quán chật ních người giữa đêm khuya và chắc chắn cũng sẽ không có tiếng hò reo, cổ vũ trước một màn hình lớn tại một điểm công cộng nào đó.

COVID-19 vẫn là mối đe dọa trên khắp thế giới. Tụ tập đông người thời điểm này là ẩn họa khôn lường, dẫu rằng bức tranh chống dịch riêng Huế và Việt Nam đang khởi sắc.

Thay đổi cách xem và thói quen cổ vũ bóng đá đang được nhiều người lựa chọn. Anh bạn tên Hùng xua tay với lời mời gọi từ những chiến hữu để cổ vũ cho Việt Nam thân yêu theo cách riêng của mình - cổ vũ tại gia. Anh bảo, chỉ một cốc trà ấm cùng ngôi sao vàng trên má cũng sẽ đủ góp phần tiếp thêm động lực cho các tuyển thủ qua màn ảnh nhỏ.

Giữa trùng vây đại dịch, bóng đá vẫn tồn tại, vòng loại World Cup hay EURO lại được tiếp diễn. Thế giới chắc chắn vẫn tồn tại nếu không có bóng đá nhưng môn thể thao vua chính là chất xúc tác cho cuộc sống này thêm thi vị. Sẽ ra sao nếu các giải giải đấu bị hủy?! Chắc chắn nhiều người sẽ hụt hẫng, tiếc nuối. Những nỗ lực của các liên đoàn bóng đá đã giúp cho vòng loại World Cup hay EURO 2020 diễn ra theo một cách hết sức đặc biệt. Dấu mốc này mãi in hằn trong lịch sử bóng đá. Thời đại dịch, EURO lần đầu tổ chức vào năm lẻ và cũng lần đầu tổ chức trên 11 thành phố khắp châu Âu; mỗi bảng đấu tại vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á được quy về một mối. Đại dịch nhưng bóng đá vẫn sống!

Quả bóng sẽ lăn và sự kiểm soát dịch bệnh vẫn được đặt lên hàng đầu. Sân vận động trên khắp thế giới đã đón khán giả đến cổ vũ nhưng có giới hạn nhất định. Trước màn hình ti vi ai vẫn xem được những bước chạy của thần tượng của mình thì hãy cứ hạnh phúc bởi còn đó nhiều người đang vật lộn với virus Corona.

Trong trạng thái bình thường mới, giãn cách là hai từ phổ biến nhất. Cổ vũ bóng đá cũng không ngoại lệ. Thay vì hòa mình trong dòng người sát sàn sạt thì hãy một mình hoặc cùng gia đình theo dõi những trận cầu qua màn hình Tivi, máy tính, điện thoại.

Thời đại 4.0, công nghệ đang tạo ra sự kết nối hữu hiệu. Phóng viên của những tờ báo thể thao chuyên nghiệp bây giờ cũng khó lòng “vượt đường biên” đến sân đấu để chuyển tải thông tin cho người hâm mộ. Họ trông chờ, kết nối mạng lưới cộng tác viên và người bản địa.

Vậy, người hâm mộ thay vì tập trung đông người, tại sao không online để cổ vũ cho đội bóng con cưng của mình.

Khung giờ “tréo ngoe” cùng với điều kiện đại dịch khiến anh Nguyễn Thanh Hoàng (TP. Huế) cùng nhóm bạn của mình lập riêng một group trên facebook để cùng cổ vũ bóng đá. Hoàng bảo, về bản chất những bình luận trên group cũng không khác nhiều so với thực tiễn, mỗi người một địa điểm thông qua các ứng dụng trên điện thoại, dễ dàng ăn mừng, cổ vũ cùng nhau, thậm chí… cụng ly online.

Đêm nay bóng sẽ lăn và nhiều người không ngủ. Bóng đá đã sống nhưng hãy sống cùng bóng đá theo cách an toàn nhất!

L.Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không còn “có mới, nới cũ”

Trong danh sách 33 cầu thủ được HLV Troussier triệu tập trong lần tập trung vào đầu tháng 3 này, chuẩn bị cho 2 trận đấu gặp Indonesia ở vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, xuất hiện nhiều cái tên cũ, là trụ cột và chỗ dựa một thời của bóng đá Việt Nam.

Không còn “có mới, nới cũ”
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”

Nửa mùa hạng Nhất đã đi qua và với vị trí top 3, bóng đá Huế đang có một mùa giải trên cả mong đợi. Cụ thể với 17 điểm, các học trò của ông Nguyễn Đức Dũng chỉ xếp sau 2 đội bóng được chỉ đích danh thăng hạng ngay từ đầu mùa giải và không có chi bất ngờ nếu được góp mặt ở sân chơi V. League vào năm sau. Sự thật thì chỉ có SHB Đà Nẵng là vượt trội, còn PVF-CAND cũng chỉ hơn CLB Huế vẻn vẹn 1 điểm và vượt lên ở lượt đá cuối cùng vào cuối tuần qua.

Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”
Chờ đến... dài cổ!

Cùng với CLB Huế đang thi đấu ở Giải hạng Nhất Quốc gia, CLB Thể Công - Viettel ở sân chơi V. League nhận được sự quan tâm đặc biệt của người hâm mộ Cố đô, bởi ở đội bóng này có bộ đôi cầu thủ gốc Thừa Thiên Huế là Hữu Thắng và Danh Trung.

Chờ đến  dài cổ
Return to top