ClockThứ Hai, 20/08/2012 13:45

Cuộc sống sang trang mới

TTH - Trải qua bao tháng ngày khó khăn, giờ đây người dân Hương Hoà (Nam Đông) không chỉ ổn định đời sống mà còn vươn lên xây dựng quê hương giàu đẹp.

Đầu tư giao thông

 

Sau ngày đất nước giải phóng, một bộ phận người dân ở TP Huế và các huyện lên Nam Đông lập nghiệp, lập nên xã Hương Hòa. Từ những ngày đầu lên khai hoang sản xuất, người dân Hương Hoà sớm chọn một số loại cây trồng phù hợp, như chuối, chanh, cam đưa vào trồng mang lại hiệu quả khá cao. Do giao thông trắc trở gây nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản nên hiệu quả kinh tế cây trồng rất thấp, không đảm bảo đời sống người dân.

 

Đường lên Hương Hòa vừa được nâng cấp khang trang

 

Cũng do núi rừng hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn nên một thời, gần một nửa hộ dân toàn xã phải trở về quê cũ, hoặc vào Nam ra Bắc để làm ăn sinh sống, nhiều cán bộ xin chuyển đến nơi khác công tác.

 

Ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch UBND xã Hương Hoà cho biết, xác định trở lực của địa phương, gần đây, huyện Nam Đông và xã Hương Hoà quyết định đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng các công trình giao thông nhằm tạo động lực trong việc phát triển kinh tế xã hội. Đến nay, hầu hết các tuyến đường từ trung tâm xã đến các thôn, xóm đều được bê tông, tráng nhựa. Tỉnh lộ 14B đi qua địa bàn, tính từ ngã ba xã Thượng Lộ đến giáp với xã Thượng Nhật dài gần 4 km được tráng nhựa, mở rộng 10 mét; đoạn từ ngã ba Thượng Lộ đến sân bóng dài 1,5 km được xây dựng vỉa hè, có hệ thống đèn đường. Hàng loạt tuyến đường được nâng cấp, bê tông đưa vào sử dụng tạo thuận lợi trong việc đi lại đối với người dân, nhất là vào mùa mưa lũ.

 

Ông Lương Chức ở thôn 8 nói: “Giao thông thuận lợi, các lái buôn dễ dàng vào tận trung tâm sản xuất để thu mua nông sản. Người dân cũng dễ dàng lợi khi đưa nông sản đến các chợ trên địa bàn huyện và nhiều nơi khác để bán, tránh tình trạng lái buôn ép giá. Giá sản phẩm tăng gấp nhiều lần so với trước đã kích thích người dân mạnh dạn đẩy mạnh đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Hệ thống điện-đường-trường-trạm-thông tin liên lạc cũng được huyện, xã quan tâm đầu tư xây dựng hoàn thiện, tạo động lực lớn trong phát triển kinh tế, xã hội và diện mạo địa phương khang trang hơn... Hương Hoà bây giờ thật sự là một vùng “đất lành chim đậu”. Số hộ dân quay trở lại sinh sống ngày càng tăng đến nay gần 560 hộ, trong đó nhiều cán bộ, giáo viên xin định cư công tác lâu dài. 

 

Cuộc sống mới

 

Từ Tỉnh lộ 14B, đường 135 và các tuyến đường liên xã, thôn được tráng nhựa, bê tông và mở rộng khang trang, chúng tôi dễ dàng đến tận các thôn, xóm trên địa bàn Hương Hoà. Đến các vùng sản xuất người dân chỉ mất chừng năm đến mười phút đi bằng xe máy. Đây là động lực quan trọng trong phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân. Giao thông thuận tiện, nhiều hộ mạnh dạn đẩy mạnh đầu tư sản xuất, kinh doanh đã thoát được nghèo vươn lên khá, có điều kiện nuôi con ăn học.

 

Đến nay, toàn xã Hương Hòa có trên 310 ha cao su, khoảng 100 ha rừng trồng, 203 ha vườn nhà, vườn đồi; tổng đàn gia súc gần 1.200 con, gần 11 ngàn con gia cầm... Đến cuối năm 2011, thu nhập bình quân đầu người 14,4 triệu đồng/năm; số hộ nghèo toàn xã chỉ còn 1,96%; 100% hộ dùng điện, 99% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt; 100% hộ xây nhà kiên cố…

Bà Đỗ Thị Chanh ở thôn 9 nói: “Gia đình tôi lên lập nghiệp hơn 30 năm nay, nhưng thoát được nghèo, đời sống nâng lên kể từ khi xã, huyện xây dựng các tuyến đường”. Về những đổi thay của gia đình mình, bà Chanh cho biết: “Gia đình tôi trồng gần 9 ha cao su, trong đó hơn một nửa đã cho khai thác mủ, bình quân mỗi ngày bán được 1,5 triệu đồng. Nhờ tiêu thụ thuận lợi, giá ổn định nên hằng năm mang lại nguồn thu nhập cao. Giờ đây tôi không còn lo cảnh đói nghèo như trước mà chuyên tâm chăm lo con ăn học đến nơi đến chốn”. Không chỉ gia đình bà Chanh, ở Hương Hòa hiện nay có hàng trăm hộ dân đã thoát được nghèo vươn lên làm giàu nhờ trồng cao su. Đặc biệt, từ khi có Nhà máy chế biến mủ cao su Nam Đông, người dân yên tâm sản xuất, không còn lo ngại đầu ra sản phẩm nên đã mạnh dạn mở rộng diện tích hằng năm.

 

Nếu như cách nay khoảng 5 năm, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã trên 10% thì nay giảm chỉ còn 1,96%. Cùng với phát triển kinh tế, giảm nghèo, chính quyền địa phương rất quan tâm công tác chăm lo sức khỏe cho người dân. Đến nay, tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt trên 95%. Trạm Y tế xã được đầu tư xây dựng kiên cố quy mô 2 tầng đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trước yêu cầu mới. Nhiều năm liền, xã Hương Hòa được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Hệ thống nước sạch trên địa bàn cơ bản đáp ứng yêu cầu đời sống nhân dân. Số hộ sử dụng nước máy đạt 25,2%, còn lại sử dụng nước giếng đảm bảo vệ sinh an toàn.

 

Ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch UBND xã Hương Hoà cho biết: “Từ khi hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng hoàn thiện, tạo thuận lợi trong việc đi lại, đời sống người dân được nâng lên đáng kể. Nhiều người mạnh dạn đầu tư đẩy mạnh phát triển sản xuất, đa dạng hoá các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Ngoài cây sao su, chuối, cam, chanh, những năm qua, người dân đưa một số loại cây ngắn ngày như ớt, cà chua, bí đao, mướp đắng vào trồng mang lại thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng/ha. Nhiều hộ gia đình còn mạnh dạn trồng rừng kinh tế và không ít hộ vươn lên khá và làm giàu”.

 

Bài, ảnh: Hoàng Triều

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top