Thế giới Thế giới
Đã đến lúc các nước hỗ trợ nỗ lực vaccine COVID-19 toàn cầu
TTH.VN - Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres mới đây cho biết, đã đến lúc các quốc gia bắt đầu sử dụng tiền từ kế hoạch quốc gia về ứng phó và phục hồi COVID-19 để giúp tài trợ cho kế hoạch vaccine toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
- » Bước ngoặt của cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19 đang đến gần
- » Australia tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển vaccine Covid-19
- » Thủ tướng Nhật Bản khẳng định quyết tâm đăng cai Olympic Tokyo vào năm 2021
- » Ấn Độ cam kết sử dụng năng lực sản xuất vaccine giúp nhân loại chống lại đại dịch
- » WHO: Số ca tử vong do COVID-19 có thể chạm ngưỡng 2 triệu trường hợp
Các nước cần thúc đẩy hành động trong vong 3 tháng tới để tăng khả năng tiếp cận vaccine COVID-19 của toàn cầu. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN/Vietnam+
Chương trình ACT-Accelerator và COVAX đến nay đã nhận được 3 tỷ USD, nhưng vẫn cần thêm 35 tỷ USD để đạt được mục tiêu cung cấp 2 tỷ liều vaccine COVID-19 vào cuối năm nay, cùng với đó là thực hiện 245 triệu phác đồ điều trị và 500 triệu xét nghiệm.
Đây là hai chương trình đặc biệt quan trọng, nhất là khi ông Antonio Guterres nhấn mạnh trong một cuộc họp cấp cao của Liên Hiệp quốc rằng: “ACT-Accelerator cung cấp cách thức an toàn và chắc chắn duy nhất để mở cửa trở lại nền kinh tế toàn cầu nhanh nhất có thể. Nỗ lực vaccine khi chỉ thực hiện ở một số quốc gia riêng lẻ sẽ không thể mở được cánh cửa cho nền kinh tế toàn cầu có thể khôi phục trở lại, nhờ đó phục hồi sinh kế”.
Nhất trí với ý kiến này, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab kêu gọi các nước cùng tham gia vào nỗ lực toàn cầu, khẳng định ACT-Accelerator là hi vọng tốt nhất để đưa đại dịch trở lại tầm kiểm soát.
Cũng theo ông Guterres, chương trình cần bơm ngay 15 tỷ USD để “tránh mất cơ hội” cho việc mua và sản xuất vaccine, song song với đó là xây dựng kho dự trữ, cấp phép, thúc đẩy nghiên cứu…
Hiện thế giới không thể cho phép bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc tiếp cận dẫn đến sự gia tăng của vấn đề bất bình đẳng. Do đó, ông Antonio Guterres kêu gọi tất cả các nước tăng cường đáng kể nỗ lực phối hợp trong vòng 3 tháng tới.
Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
- Khả năng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh trực tiếp Mỹ-Trung tháng 11 tới (13/08)
- Bác sỹ mũ nồi xanh Việt Nam chia sẻ khó khăn với người dân Nam Sudan (13/08)
- Châu Á quyết dập "sóng" BA.5 (13/08)
- Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với bang Sachsen của Đức (13/08)
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới (13/08)
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19 (12/08)
- Cộng đồng người Việt tại Lào tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu (12/08)
- Tổng thư ký Liên Hợp quốc ủng hộ phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên (12/08)
-
Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
- Lãnh đạo Myanmar chia sẻ nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập ASEAN
- RCEP đóng vai trò quan trọng vào chiến lược phục hồi của khu vực
- Cuba: 17 lính cứu hỏa mất tích trong vụ cháy kho dầu tại Vịnh Matanzas
-
ASEAN: Nhiều thành tựu trên chặng đường 55 năm phát triển (8/8/1967-8/8/2022)
- Kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN: Quảng bá văn hóa ASEAN tại Mexico
- ADB kêu gọi tăng cường nỗ lực giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước ở châu Á - Thái Bình Dương
- Mexico hạn chế sản xuất bia do khủng hoảng nguồn nước
- Trung Quốc: Hàng chục người nhiễm loại virus mới chết người
- Công nghệ giúp xử lý vấn đề rác thải thực phẩm ở Đông Nam Á