ClockThứ Sáu, 22/05/2015 09:30

Đang lãng phí nguồn lực xã hội

TTH - Huyện P.V vừa kỷ luật một số cán bộ xã sử dụng bằng trung học phổ thông (THPT) giả.

Rất lạ đời. Nghe giả bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ thì còn có lý. Đằng này lại đi giả bằng THPT. Mọi sự giả đều không xứng đáng sự tôn trọng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, riêng tôi, thấy có một điều gì đó cần sự cảm thông. Chắc là họ “ bí” lắm, cần một cái gì đó nhỏ nhoi lắm mới đi làm cái chuyện giả bằng THPT.

Cái chuẩn bằng cấp ở Việt Nam đối với một số nước không được thừa nhận. Nghĩa là chuẩn thấp. Muốn được tuyển dụng thì phải tự tìm cách đào tạo lại. Bây giờ đi làm giả cái chuẩn thấp ấy một lần nữa thì đủ hiểu là nó thấp đến mức độ nào. Tuy nhiên, trong thực tế có điều này. Có những người bằng cấp không cao lắm nhưng qua hoạt động thực tiễn họ rất giỏi nghề, thậm chí là rất giỏi về cách quản lý. Ngược lại có những người bằng cấp “đầy mình” nhưng làm việc không hiệu quả.

Cách đây mấy năm, tôi có một người quen được phong phó giáo sư. Khi nghe tin tôi điện chúc mừng, cứ tưởng là “của hiếm”, hóa ra đợt ấy có rất nhiều người được phong phó giáo sư. Cái chuyện tiến sĩ, giáo sư ở đất nước mình nhiều nhưng rất ít công trình khoa học được công bố trên các tạp chí uy tín quốc tế thì ai cũng biết rồi. Điều này nó khẳng định cái chuẩn bằng cấp thấp của ta.

Bằng cấp thấp chỉ là một việc. Điều đáng nói là một xã hội đang quá quan trọng bằng cấp mà ít chú ý đến thực tiễn. Ví dụ như, có nhiều đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước, khi tuyển dụng, tiêu chí đầu tiên là bằng đại học. Ai không có bằng đại học là bị loại ngay từ đầu. Trong thực tế hoạt động, có những vị trí chỉ cần trung cấp là đã làm tốt rồi, thế thì cần gì phải là bằng đại học? Ví dụ như vị trí văn thư ở trong một số đơn vị sự nghiệp chẳng hạn. Chỉ cần ở trình độ trung cấp văn thư lưu trữ đã làm tốt rồi, cần gì đòi hỏi đại học để chúng ta phải trả tiền lương theo ngạch đại học. Có thể vì quá trọng bằng cấp nên chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội cho những người có khả năng thực hiện công việc hiệu quả.

Việc trọng bằng cấp nó tạo một động lực cho sự thái quá. Ví dụ như với những công việc thực hành. Ví như nghề báo chẳng hạn. Chỉ cần trình độ đại học, có khả năng viết lách, có khả năng nắm bắt và phân tích vấn đề qua hoạt động thực tiễn là đủ. Hoạt động thực tiễn với nghề báo quan trọng hơn bất cứ điều gì và có thể nói, thực tiễn mới là nơi đào tạo thực chất cho nghề báo và năng lực thực chất của nghề báo phải được đào tạo từ thực tiễn. Vậy mà nhiều người vẫn chú tâm đi học thạc sĩ, thậm chí không phải là thạc sĩ chuyên ngành báo chí…

Sử dụng trình độ không đúng với yêu cầu công việc sẽ là một sự lãng phí.

Lãng phí thứ nhất là chi phí trả tiền công. Như trên đã nói. Nghĩa là lãng phí của người sử dụng lao động.

Lãng phí thứ hai là lãng phí thời gian và tiền bạc vì phải tăng thời gian và chi phí đào tạo. Nghĩa là lãng phí của chính người lao động.

Xét rộng ra, dù lãng phí theo cách nào cũng là lãng phí nguồn lực xã hội. Hàng ngàn sinh viên ra trường không tìm được việc làm là một sự lãng phí ghê gớm.

Lê Phương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn

Công tác phòng, chống ma túy (PCMT) và nhân rộng mô hình chuyển hóa tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Huế đạt nhiều kết quả tích cực.

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn
Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Chiều 25/4, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do UVTW Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ băn Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023.

Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị
Return to top