ClockThứ Sáu, 06/11/2015 15:11

Dạy theo VNEN: 
giáo viên kêu khó!

TTH.VN - Rất nhiều giáo viên đã bày tỏ những khó khăn, vướng mắc mà họ gặp phải trong quá trình giảng dạy theo VNEN tại hội thảo “Dạy học theo mô hình trường học mới”, do Bộ GD-ĐT tổ chức chiều 5-11 tại Đắk Lắk.

Chủ trì hội thảo là PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT. Hội thảo có sự tham gia của các cán bộ đến từ 15 phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố và hơn 200 giáo viên từ 43 trường THCS đang triển khai mô hình trường học mới (VNEN) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Ý kiến mở đầu của một hiệu trưởng có hơn 30 năm trong ngành giáo dục đã khiến hội trường trở nên sôi nổi: “Chưa thấy mô hình nào khúc mắc như mô hình VNEN”. Đồng tình với ý kiến này, nhiều giáo viên cho rằng mô hình VNEN không phù hợp với học sinh vùng sâu vùng xa vốn có nhận thức chậm, không tự thảo luận, không tự tìm hiểu vấn đề được.

“Nhiều phụ huynh đã đến trường xin cho con được chuyển qua lớp học khác, bởi qua mấy năm cấp I con họ chẳng học được gì” - một hiệu trưởng thẳng thắn.

Một thầy giáo đến từ một trường THCS ở TP Buôn Ma Thuột cũng nêu ý kiến: “Với mô hình VNEN, học sinh khá giỏi thì rất phấn khởi, các em tiếp thu nhanh, năng động. Còn các em có lực học yếu hơn thì gần như không tiếp thu được bài”.

Việc tập huấn thực hiện VNEN còn quá sơ sài cũng được nhiều người đặt ra. Một giáo viên phát biểu: “Có nơi tập huấn hai ngày, có nơi chỉ một buổi”. Thời lượng này theo các giáo viên là không đủ để họ tiếp cận và nắm rõ VNEN để giảng dạy cho tốt.

Một giáo viên đến từ huyện Buôn Đôn đề xuất Bộ GD-ĐT đầu tư thêm cơ sở vật chất, tuyên truyền rộng rãi hơn về VNEN cho phụ huynh, tránh trường hợp phụ huynh phản đối dẫn đến ngưng thực hiện VNEN như hai trường học ở thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk).

Sau khi lắng nghe các ý kiến, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành cho rằng VNEN là phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Và trên thực tế, các giáo viên đã tiếp cận với phương pháp học đi đôi với hành từ rất lâu, đã được bồi dưỡng rất nhiều trước đây.

“Giáo viên cần linh hoạt hơn trong việc áp dụng mô hình VNEN. Dạy học theo mô hình mới không có nghĩa là giáo viên không được ghi bảng, không được chốt đáp án. Cũng không phải là trang trí lớp thật đẹp, đặt tên nhóm thật kêu, học gì cũng chia nhóm. Việc đánh giá học sinh cũng chỉ nên tiến hành 3 - 4 lần một học kỳ. Cái quan trọng là nội dung chứ không phải hình thức” - ông Thành nói.

Theo Tuổi Trẻ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày hội STEM cấp tiểu học

Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày hội STEM cấp tiểu học năm học 2023-2024 với chủ đề “Đẩy mạnh giáo dục STEM thông qua bài học STEM trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học”.

Ngày hội STEM cấp tiểu học
20 sinh viên sư phạm nhận học bổng AMA

Ngày 26/4, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã phối hợp với Quỹ học bổng AMA trao 20 suất học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trúng tuyển khóa tuyển sinh năm học 2023 -2024.

20 sinh viên sư phạm nhận học bổng AMA
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Return to top