ClockThứ Sáu, 14/12/2018 14:02

Du lịch sinh thái từ rừng ngập mặn Quảng Lợi

TTH - Từ khi những cánh rừng ngập mặn ở Quảng Lợi (Quảng Điền) sinh sôi đã thu hút lượng du khách đến tham quan ngày càng nhiều. Ngư dân có thêm nghề mới- nghề làm du lịch sinh thái.

Tiềm năng và thách thức phát triển du lịch sinh thái vùng đới bờNhiều giải pháp đánh thức tiềm năng Khu du lịch sinh thái Bạch MãLuyện kỹ năng làm du lịch cho người dân

Quanh rừng ngập mặn có thể xây dựng nhà hàng nổi

Anh Trần Văn Quang ở TP. Huế cảm thấy thú vị khi đến tham quan tại khu rừng ngập mặn thuộc xã Quảng Lợi. Đây là nơi mà anh cùng với nhóm bạn từng đến nhiều lần, trước đây chủ yếu đến khám phá chợ nổi, đến bến đò Cồn Tộc thưởng thức các món ăn thủy sản; giờ đây anh Quang và du khách còn được dạo quanh khu rừng ngập mặn, tha hồ chiêm ngưỡng, đánh bắt cá, tôm, cua… bằng các nghề truyền thống như nơm, chơm, bủa lưới, giăng câu.

Anh Hà Binh, cán bộ UBND xã Quảng Lợi nói: "Nằm ven phá Tam Giang, xã Quảng Lợi thường gánh chịu hậu quả nặng nề vào mùa gió chướng. Từ khi khu rừng ngập mặn được Chi cục Kiểm lâm tỉnh trồng trên khu vực đầm phá với diện tích hơn 50 ha gồm bần và dừa nước không chỉ góp phần bảo vệ hệ thống đê bao, thủy lợi, mùa màng mà còn mở cơ hội phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại địa phương".

Rừng ngập mặn sinh sôi chính là “cứu cánh” trong phát triển kinh tế, đúng như kỳ vọng của người dân xã Quảng Lợi, mà trực tiếp là thôn Ngư Mỹ Thạnh. Khi mới bắt tay trồng rừng, người dân chưa thật sự tin tưởng vào tác dụng tích cực của nó, giờ đây mục tiêu đã rất rõ ràng khi rừng sinh sôi. Mấy mùa bão, lũ gần đây, hệ thống đê bao, thủy lợi trên địa bàn xã Quảng Lợi được bảo vệ an toàn. Điều mà người dân mong đợi được đáp ứng là khu rừng đã thu hút nhiều du khách đến tham quan, khám phá ngày càng đông.

Cánh rừng ngập mặn rộng lớn trở thành “bãi đáp” cho những đàn cò. Vào buổi sáng sớm hay chiều tà, du khách có thể chiêm ngưỡng những đàn cò trắng bay lượn trên khu rừng trông thật đẹp. Rừng ngập nước còn là nơi trú ngụ lý tưởng, sinh sôi cho các loài tôm, cua, cá các loại. Du khách đến đây không chỉ được chiêm ngưỡng các nghề truyền thống của ngư dân, mà còn có thể tự mình tha hồ trải nghiệm các nghề đánh bắt cá, tôm truyền thống địa phương, như nơm, chơm, bủa lưới, giăng câu...

Từ bến đò Cồn Tộc, sau khi dạo quanh, chiêm ngưỡng khu rừng ngập mặn bằng thuyền với những hoạt động đánh bắt thủy sản thú vị, du khách đến với chợ nổi để khám phá đời sống, sinh hoạt, buôn bán thủy sản của ngư dân trên đầm phá Tam Giang. Đến với chợ nổi, du khách thỏa sức mua những rổ cá, tôm tươi rói mang về tự tay chế biến các món ăn cho mình ngay trên những chiếc thuyền thuê của ngư dân. Ngư dân ở đây vì vậy ngoài hoạt động đánh bắt thủy sản, giờ đây còn có thêm dịch vụ cho thuê thuyền mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Du khách thường thuê thuyền theo giờ, hoặc ngày, mỗi giờ thường 200 ngàn đồng, còn cả ngày khoảng 1 triệu đồng, kể cả chi phí xăng dầu.

Ông Bùi Lành, Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi nêu ý tưởng: Để thỏa sức thưởng thức các món ăn dân dã cho du khách sau khi dạo quanh rừng ngập mặn, sắp đến, UBND xã Quảng Lợi kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà hàng nổi trên phá, hay các hàng quán bằng chồ quanh khu rừng ngập mặn. Tại đây, ngư dân địa phương sẽ phục vụ các món ăn thủy sản dân dã của vùng đầm phá Tam Giang. Tại khu vực Cồn Tộc cũng đã có một số nhà nghỉ, hay nhà dân có thể phục vụ nghỉ ngơi cho du khách sau một ngày rong ruổi trên vùng đầm phá.

Sau khi thỏa sức khám phá tại khu rừng ngập mặn, bến đò Cồn Tộc, hay tại khu vực Cồn Mệ, du khách có thể đến với khu vực tràm chim trên đầm phá Tam Giang đang được phục hồi; đến với am thờ của ngư dân vạn chài cầu mưa thuận gió hòa đang được huyện đầu tư phục hồi để đưa vào tour du lịch…

Từ bến đò Cồn Tộc, du khách có thể đến bãi tắm Quảng Ngạn, Quảng Công. Tại đây du khách thuê xe đạp, thỏa sức vui chơi, thưởng thức nét đẹp cảnh quan, khám phá đời sống, văn hóa của ngư dân vùng đầm phá, ven biển. Đến với vùng ven biển, ngư dân có thể thuê xuồng, lưới cụ trải nghiệm nghề kéo “lưới rồng” vào buổi sáng, hoặc ban đêm.

Thôn Ngư Mỹ Thạnh có khoảng 200 hộ dân chủ yếu làm nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên đầm phá Tam Giang. Nhiều hộ ngư dân kết hợp đánh bắt thủy sản còn thêm nghề “làm du lịch”, chủ yếu cho du khách thuê thuyền, ngư lưới cụ… Bình quân mỗi ngày, nhiều hộ có thêm thu nhập từ 200-500 ngàn đồng từ cho thuê thuyền, ngư lưới cụ và bán thủy sản cho du khách.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch
Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo
Return to top