ClockThứ Hai, 17/01/2022 06:24

Muốn thích ứng, phải có vận chuyển hàng không

TTH - Khách nội địa đã trở lại, các kế hoạch thích ứng của ngành du lịch Huế đầu năm mới 2022 đang cho thấy những dấu hiệu khả quan, nhưng khâu vận chuyển đưa khách đến Huế vẫn còn những “thách thức”.

Xu hướng du lịch tuần hoànHợp tác ra mắt thẻ liên kết thương hiệu du lịch trọn góiChia sẻ kinh nghiệm phát triển bền vững trong du lịchXúc tiến du lịch: Hãy đứng trên vai người khổng lồ

Hiện tần suất bay đến Huế vẫn còn ít

Thông tin không thể tích cực hơn đối với du lịch Cố đô, là khi trên các diễn đàn du lịch, rất nhiều du khách đã bắt đầu tìm hiểu, mong muốn đến Huế du lịch. Nhiều du khách đã nhờ “giới” du lịch Huế tư vấn về các dịch vụ, lưu trú, vận chuyển, các biện pháp phòng, chống dịch đang áp dụng ở Huế… để sẵn sàng cho hành trình đến Huế.

Vui, nhưng khi dừng lại tại một vấn đề được bàn luận sôi nổi của một du khách trẻ về hình thức di chuyển đến Huế, lại thấy lo. Chuyện là, du khách này ở TP. Hồ Chí Minh muốn đến Huế vào cuối tháng 1/2022. Vì còn là sinh viên nên phải “đong đếm” nhiều thứ, nên du khách trẻ này muốn được những người sành tư vấn cho mình về phương thức di chuyển ra Huế một cách tiết kiệm nhất với kinh phí tối đa cho việc di chuyển rơi vào khoảng 600 – 700 nghìn đồng, kèm với đó là sự thoải mái, tiết kiệm thời gian cần thiết cho một chuyến du lịch.

Du khách này đã có tìm hiểu giá cả và các hình thức di chuyển ra Huế từ trước đó. Theo đó, có 3 phương án di chuyển được du khách liệt kê. Phương án 1 là đi máy bay thẳng từ TP. Hồ Chí Minh ra Huế với giá vé 1,135 triệu đồng/chiều (tìm kiếm giá vào đầu tháng 1/2022), thời gian di chuyển khoảng 1 tiếng 30 phút; cách 2 là đi tàu hỏa với giá vé ngồi mềm 576 nghìn đồng/chiều, thời gian di chuyển mất khoảng 20 tiếng; cách thứ 3 là đi máy bay từ TP. Hồ Chí Minh ra Đà Nẵng, với giá khoảng 375 nghìn đồng (tìm kiếm giá vào đầu tháng 1/2022), sau đó đi xe khách từ Đà Nẵng ra Huế với giá vé dao động từ 140 – 170 nghìn đồng, tổng chi phí cho hình thức thứ 3 là khoảng 550 nghìn đồng, thời gian di chuyển khoảng 4 tiếng.

Dựa trên các thông số trên, du khách này quyết định chọn phương án 3 sẽ là phương án tối ưu, sau đó là phương án 2 và cuối cùng mới chọn bay thẳng từ TP. Hồ Chí Minh ra Huế vì chi phí là yếu tố quyết định. Phương án này cũng nhận được sự đồng tình của những người tư vấn.

Tần suất chuyến bay nhiều, sẽ tăng khả năng đưa khách đến Huế

Theo du khách trên, đây là những mức giá được tham khảo trên Google Flight, công cụ tìm kiếm, so sánh, đặt vé máy bay có độ tin cậy hàng đầu hiện nay. Giá vé máy bay khi đưa hệ thống bán trực tuyến, sẽ có sự thay đổi từng phút. Nhưng xét về cùng một thời điểm mà du khách trên tìm kiếm, chi phí bay từ TP. Hồ Chí Minh ra miền Trung lại có sự chênh lệch lớn như thế giữa hai địa phương là vấn đề cần được nhìn nhận, đánh giá.

Đây là những con số nghe qua thấy có vẻ bất hợp lý. Vì sao lại có sự chênh lệch như thế? Theo phân tích từ ngành hàng không, giá cao phản ánh là nhu cầu của khách hàng cao, trong khi có nguồn cung hạn chế nên đẩy giá thành lên cao. Nhìn vào tưởng có sự mâu thuẫn, liệu nhu cầu khách ở Huế nhiều hơn Đà Nẵng? Đối với Huế, tần suất bay từ TP. Hồ Chí Minh khoảng 2 - 3 chuyến/ngày, trong khi ở Đà Nẵng là khoảng 10 chuyến/ngày. Chiều từ Hà Nội vào Huế và Đà Nẵng cũng tương tự. Nguồn cung lớn, nói cách khách là tần suất chuyến bay nhiều nên khách hàng có nhiều lựa chọn, giá thành cũng vì thế có sự canh tranh hơn.

Trước tiên, cần phải bàn đến khi khách không lựa chọn đến trực tiếp Huế mà thông qua một điểm đến trung gian. Khi không đến trực tiếp, các doanh nghiệp sẽ mất một khoản thu từ vận chuyển, các dịch vụ, tour tuyến kèm theo mà khách có thể sử dụng. Chưa tính đến, nếu có những phát sinh, du khách có thể cắt giảm thời gian lưu lại ở Huế… Về vĩ mô, giới chuyên môn đã nhiều lần phân tích, tăng tần suất chuyến bay, giá cả có sức cạnh tranh sẽ là yếu tố để thu hút các nhà đầu tư trên tất cả các lĩnh vực, chứ không riêng du lịch.

Chi phí cấu thành chi phí của sản phẩm du lịch về cơ bản bao gồm: chi phí vận chuyển, chi phí lưu trú, chi phí ăn uống, chi phí tham quan, chi phí hướng dẫn viên, chi phí bảo hiểm, chi phí bổ sung, phát sinh trong chuyến đi du lịch. Hay nói cách khác, vận chuyển, lữ hành và khách sạn được gọi chung là 3 trụ cột lớn của ngành du lịch. Du khách đi du lịch phải chi một khoản phí vận chuyển chiếm tỉ trọng lớn trong trong chi phí du lịch. Trong những năm gần đây, ước tính nguồn thu từ vận chuyển chiếm khoản 20% tổng doanh thu của du lịch.

Vận chuyển là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành du lịch. Tần suất các chuyến bay ít, cộng vào đó là giờ bay lại không phù hợp là hai hạn chế của lĩnh vực vận chuyển hàng không đến Huế đã được phản ánh nhiều năm qua, chứ không phải hiện nay. Trong giai đoạn thích ứng này, nếu yếu tố vận chuyển hàng không chưa cải thiện sẽ là khó khăn hơn rất nhiều cho ngành du lịch Cố đô, vì dù gì khách hai đầu Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh vẫn luôn là dòng khách nội địa chủ lực.

Bài, ảnh: Quang Sang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top