ClockThứ Bảy, 08/01/2022 17:17

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển bền vững trong du lịch

TTH.VN - Đây là chủ đề hội thảo trực tuyến do Trung tâm Châu Á – Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản tổ chức ngày 8/1 với sự tham dự của đại diện hai thành phố: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam) và thành phố Shuri (Okinawa – Nhật Bản).

Sẽ có thêm nguồn lực trùng tu di sảnĐầu tư tương xứng cho di sản văn hóaĐổi mới mô hình, nâng cao đời sống người lao độngPhối hợp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa HuếCùng nhau xây dựng sản phẩm mới trên nền tảng di sảnBảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chia sẻ những kinh nghiệm trong việc bảo tồn di sản văn hóa Huế 

Hội thảo nhằm kết nối các chuyên gia, các nhà hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa để cùng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và nét đẹp văn hóa của mỗi vùng miền, quốc gia.

Hội Nghiên cứu kiến tạo đô thị khu vực Shuri đã chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp để điều tiết lượng khách đến khu di sản vào thời điểm quá tải; vai trò của người dân sống trong khu vực di sản, đặc biệt là vai trò của người dân đối với việc kiến tạo đô thị xanh; việc phát triển nghề truyền thống thông qua công tác trùng tu bảo tồn di sản văn hóa; xây dựng sản phẩm thủ công đưa vào các khu di sản Shuri, cụ thể là Dự án Ong mật và ngàn hoa Shuri.

Về phía Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Giám đốc Hoàng Việt Trung đã trình bày tham luận “Bảo tồn, phát triển bền vững giá trị di sản văn hóa Huế: Thách thức, định hướng và giải pháp”. Ông Hoàng Việt Trung chia sẻ những kinh nghiệm trong việc bảo tồn di sản văn hóa Huế gắn với phát triển kinh tế - xã hội và nghề truyền thống. Trong đó, nhấn mạnh đến việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể gắn với giáo dục đào tạo, nuôi dưỡng nguồn nhân lực, phát huy sức mạnh và sự tham gia của cộng đồng; bảo tồn di sản văn hóa Huế gắn liền với việc đẩy mạnh giao lưu hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học trong bảo tồn và phát triển nguồn nhân lực cũng như những thách thức, định hướng và giải pháp để bảo tồn, phát huy bền vững di sản văn hóa Huế...

Tin, ảnhMinh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Điểm đến Hương Bình

Với sự quan tâm của tỉnh và thị xã, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, đầu tư xây dựng hạ tầng, xã Hương Bình (Hương Trà) đang trở thành một trong những địa phương có sức hấp dẫn nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

Điểm đến Hương Bình
“Đánh thức” tiềm năng du lịch

Với tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, địa lý và văn hóa lịch sử, thị xã Hương Trà đang tích cực tìm hướng phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

“Đánh thức” tiềm năng du lịch
Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top