ClockThứ Hai, 09/03/2020 07:15

Tăng quản lý, thêm ý thức

TTH - Trong chuyến kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Huế cuối tháng 2/2020, lãnh đạo Tổng cục Du lịch yêu cầu ngành du lịch Thừa Thiên Huế cần tăng cường quản lý công tác phòng chống dịch bệnh ở các homestay, nhà nghỉ du lịch, bởi ở hai hình thức lưu trú này thường khó kiểm soát.

8 người nước ngoài mắc Covid-19 cùng chuyến bay với bệnh nhân thứ 17Dịch COVID-19: Thực hiện nghiêm việc cách ly - Quyền lợi đi đôi với trách nhiệm

Ngoài các khách sạn cao sao, yêu cầu được đặt ra là tăng cường quản lý công tác phòng, chống COVID-19 ở các nhà nghỉ du lịch

Đang được kiểm soát tốt

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch nhận định, trong dịch vụ lưu trú, lo lắng nhất về công tác phòng chống dịch bệnh chính là homestay và nhà nghỉ, chứ không phải ở các khách sạn cao sao. Các nhà nghỉ du lịch thường có tư duy và tính chấp hành các quy định chưa cao. Còn với các homestay lại mang tính gia đình, thiếu tính chuyên nghiệp. Trong khi đó, đến lưu trú đa số là khách lẻ, quản lý những hình thức lưu trú này thuộc về các địa phương (huyện, thành phố) chứ không phải ngành du lịch.

Lo lắng này là có cơ sở vì trước đó, ở một địa phương trong khu vực miền Trung đã có hai cơ sở homestay khai khống về khách Trung Quốc. Hay ở TP. Hồ Chí Minh cũng gặp khó khăn trong quản lý nguồn khách ở các nhà nghỉ du lịch nhỏ.

Trước những lo lắng đó, Sở Du lịch đã có các đợt kiểm tra nhiều cơ sở homestay và nhà nghỉ du lịch, điều được ghi nhận là tại các cơ sở đều có những phương án để phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, đầu tháng 2/2020, ngành đã họp triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở lưu trú, nhất là yêu cầu về khai báo y tế với tất cả các du khách và đến nay các cơ sở đều triển khai. Ngành phối hợp rất chặt với Công an tỉnh để nắm danh sách khách lưu trú ở các homestay theo từng ngày. Đến nay, có thể đánh giá, các cơ sở đang chấp hành nghiêm túc trong khai báo khách và có các giải pháp chủ động trong phòng chống dịch bệnh.

Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an tỉnh thông tin, ngoài tuyên truyền, phòng tiến hành cài đặt phần mềm khai báo điện tử tại tất cả các homestay, kịp thời nắm lượng, khách có đến vùng dịch hay không. Đồng thời, phối hợp với công an các địa phương để có thông tin nhanh và chính xác.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền các giải pháp  phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho du khách đến các cơ sở lưu trú nói chung và các homestay, nhà nghỉ du lịch nói riêng. Yêu cầu các cơ sở thực hiện nghiêm túc việc khai báo điện tử. Có cơ chế trao đổi thông tin chặt chẽ với ngành du lịch, y tế để chủ động phòng chống dịch bệnh”, Thiếu tá Nguyễn Thị Xuân Huệ, Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an tỉnh khẳng định.

Tăng quản lý, thêm ý thức

Tại cuộc làm việc với ngành du lịch Huế, lãnh đạo Tổng cục Du lịch yêu cầu, Sở Du lịch cần phối hợp với các huyện, thành phố và cơ quan công an để nắm tình hình, phải kiểm soát tốt số lượng, hành trình di chuyển của khách để có những giải pháp phòng ngừa.

Ông Nguyễn Hữu Bình, Chủ tịch Hội Lưu trú tỉnh đánh giá, các cơ sở không nên đợi các cơ quan chức năng yêu cầu rồi mới thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh. Ý thức về phòng chống dịch bệnh của các cơ sở được cho là quan trọng nhất, vì nếu chủ quan, không tuân thủ quy định, những cơ sở này sẽ mang mối nguy tên COVID-19 đến với bản thân và gia đình.

Tại Hue Lotus Homestay (đường Minh Mạng, TP. Huế), từ khi có dịch bệnh đến nay, cơ sở đã tuyên truyền khách hàng thực hiện các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, vệ sinh tay trước khi ăn. Đồng thời, thường xuyên dọn buồng, phòng ăn, phun thuốc sát khuẩn để ngăn ngừa dịch bệnh.

“Chúng tôi khai báo lưu trú hàng ngày với cơ quan quản lý thông qua hệ thống khai báo điện tử. Trước đây, cơ sở phải ghi vào sổ và đến công an phường để đăng ký lưu trú, nay đã thuận tiện và nhanh hơn. Cơ sở cũng đã chấp hành khai báo y tế đầy đủ. Ban đầu, du khách tỏ ra khá khó chịu. Rút kinh nghiệm sau đó, cơ sở đã trao đổi trước với du khách, đây là thông tin để giữ gìn sức khỏe cho chính du khách nên được sự đồng tình”, bà Dương Thị Thúy Hằng, quản lý Hue Lotus Homestay chia sẻ.

Với Sake Homestay (đường Võ Thị Sáu, TP. Huế), hàng ngày đều nắm bắt tình hình của dịch bệnh, các nguồn khách, vệ sinh sạch sẽ các phòng nghỉ, đồ dùng nấu ăn, vệ sinh môi trường để đảm bảo phục vụ du khách được tốt hơn. Quản lý homestay chia sẻ, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nếu cơ sở chủ quan, không triển khai đầy đủ các giải pháp phòng chống là tự làm hại chính mình. Bảo vệ sức khỏe của du khách cũng là cách bảo vệ bản thân và gia đình.

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, qua dịch bệnh COVID-19 này, yêu cầu đặt ra là quản lý dịch vụ lưu trú homestay, nhà nghỉ du lịch cần tốt hơn nữa. Về số lượng khách, ngành du lịch chỉ nắm được các homestay có đăng ký kinh doanh với sở (khoảng 10 homestay), còn lại ngành khá bị động và phải phối hợp với Công an tỉnh mới có thông tin. Do đó, thời gian đến, ngành du lịch sẽ làm việc với ngành công an và các địa phương. Đối với việc cấp phép hoạt động của homestay cần có những tư vấn, tập huấn, đảm bảo an ninh, phòng cháy chữa cháy và phải có các chứng nhận liên quan.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

Ngày 1/11, hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 25 khai mạc với chủ đề “Từ khoa học đến chính sách và thực tiễn”. Hội nghị có sự tham dự của UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Nguyễn Thanh Bình; ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế; PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Chủ tịch hội Nhi khoa Việt Nam; PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc sở y tế cùng hàng trăm bác sĩ, chuyên gia trong ngoài nước, nhà quản lý, hội viên Hội Nhi khoa Việt Nam…

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa
Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả

Chính phủ đề xuất sửa đổi quy định về thẩm quyền quyết định trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, từ cơ chế Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “phân cấp” thẩm quyền sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “quy định” thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công.

Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả
Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

Thời gian qua, giá bất động sản (BĐS) tăng cao, khiến cho thị trường vừa mới hồi phục đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, gây nhiễu loạn thông tin, tránh để người dân trở thành nạn nhân của những đợt sốt đất ảo đã từng diễn ra.

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

TIN MỚI

Return to top