ClockThứ Tư, 07/04/2021 07:00

Tăng quảng bá, thêm cơ hội thu hút khách đến Huế

TTH - Trong giai đoạn cần kích thích tối đa nhu cầu đi du lịch của du khách nội địa, luôn cần có những cách làm mới, quảng bá tốt hơn.

Tạo điểm nhấn thu hút khách bằng sự kiện, lễ hộiTăng cường các giao dịch thương mại điện tử để thu hút kháchThêm tour, thêm cơ hội thu hút khách

Với việc tổ chức cuộc thi ảnh, video, ngành du lịch Huế kỳ vọng sẽ quảng bá hình ảnh về đầm phá Tam Giang - Cầu Hai sâu rộng hơn

Thu hút khách bằng cuộc thi ảnh, video

Ông Trần Hữu Thùy Giang, Phó Giám đốc Sở Du lịch khẳng định, quảng bá là yếu tố quyết định để Huế thu hút khách, nhất là những cách làm mới, tận dụng chuyển đổi số để thay đổi cách tiếp cận đến khách hàng, từ đó làm thay đổi nhận thức của du khách về Huế, điểm đến với nhiều điều hấp dẫn và mới mẻ.

Một trong những giải pháp cụ thể được triển khai, khi Sở Du lịch vừa phát động cuộc thi ảnh, video clip chủ đề “Huế trong tôi” và chính thức nhận các tác phẩm tham gia từ ngày 1/4. Chỉ trong 3 ngày đầu tiên chính thức nhận tác phẩm dự thi, đã có hàng chục tác phẩm gửi đến ban tổ chức, với những góc nhìn đa dạng về hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á: Tam Giang – Cầu Hai.

Ông Trần Hữu Thùy Giang chia sẻ, việc quảng bá hình ảnh theo hình thức tương tác bằng thông qua một cuộc thi cụ thể, hứa hẹn giúp lan tỏa những hình ảnh, video đẹp về những danh lam thắng cảnh, di sản và những giá trị văn hoá Huế tốt hơn. Đặc biệt, thông qua trải nghiệm thực tế của du khách, như một hình thức để kích thích, mời gọi du khách đến Huế trải nghiệm tại những điểm đến và trực tiếp tham gia cuộc thi.

Ngay thời điểm này, ban tổ chức đã công bố chủ đề theo từng tháng đến khi kết thúc, để du khách chủ động hơn cho một quyết định thời gian đến Huế. Cụ thể, trong tháng 4 có chủ đề “Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai”; tháng 5 chủ đề “Những bãi biển đẹp ở Huế”; tháng 6 chủ đề “Thành phố của lễ hội”; tháng 7 chủ đề “Những điểm “check-in đẹp nhất ở Huế”; tháng 8 chủ đề “Về miền di sản”; tháng 9 chủ đề “Kinh đô áo dài Việt Nam”; tháng 10 chủ đề “Kinh đô ẩm thực”; tháng 11 chủ đề “những làng nghề truyền thống ở Huế” và tháng 12 có chủ đề “Vẻ đẹp vùng cao”.

Theo Sở Du lịch, tương ứng chủ đề từng tháng, ban tổ chức phối hợp với các đơn vị lữ hành tổ chức những tour tuyến mới, chương trình ưu đãi đúng với từng chủ đề, để kích thích, kích cầu đi du lịch, kết hợp với tham gia cuộc thi. Với một cuộc có quy mô về du lịch lớn nhất từ trước đến nay, cùng với sự hỗ trợ, đồng hành phối hợp tối đa từ phía doanh nghiệp, cuộc thi kỳ vọng sẽ góp phần không nhỏ trong việc tạo thêm điểm nhấn thu hút khách đến Huế.

Những năm qua, ngành du lịch thường xuyên tổ chức những cuộc thi về quảng bá du lịch. Các cuộc thi đã tạo sức lan tỏa, quảng bá tốt cho điểm đến. Những người được giải cao lại là khách du lịch ở các địa phương ngoại tỉnh... Đó là lý do càng khiến ban tổ chức cuộc thi lần này tin tưởng tính hiệu quả của cuộc thi, nhất là giai đoạn kích cầu du lịch tối đa như hiện nay.

Những trải nghiệm mới cần được quảng bá tốt hơn (Các bạn trẻ mặc áo ngũ thân tham quan di sản)

Quảng bá bằng công nghệ số

Các chuyên gia cho rằng, lâu nay nhiều du khách trong nước vẫn mặc định rằng: Huế là điểm đến một ngày, chỉ có di sản, mà không ít biết Huế có sự đa dạng về văn hóa, thiên nhiên, con người, ẩm thực… Huế hoàn toàn có thể thu hút được khách đến ở lại 2-3 ngày, thậm chí lâu hơn nữa nếu đồng bộ được các giải pháp.

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch Quốc gia cho rằng, quảng bá luôn là một trong những giải pháp quan trọng nhất để phát triển điểm đến. Trong bối cảnh dịch bệnh không thể triển khai các hình thức quảng bá truyền thống thì quảng bá bằng áp dụng công nghệ số là sự thay thế tối ưu. Đây cũng là xu hướng của du lịch tương lai, khi công nghệ số cho phép điểm đến tiếp cận được nhiều dòng khách nhất.

Ông Trần Hữu Thùy Giang khẳng định, từ tháng 4/2020, do không thể đi quảng bá trực tiếp, ngành đã phối hợp với các trang mạng xã hội, như facebook, tiktok, youtube, zalo… để quảng bá trực tuyến. Hình thức quảng bá này cho thấy hiệu quả về chiều sâu. Chẳng hạn như trên nền tảng zalo, khi du khách vào tìm kiếm điểm đến thì tự động chuyển thông tin và tư vấn những doanh nghiệp đang khai thác dịch vu liên quan để du khách lựa chọn, những gì cần làm, như hình thức “chatbot” (tương tác) thông minh. Thống kê từ các trang mạng xã hội, từ tháng 4 - 12/2020, thông tin điểm đến ở Huế trên các trang mạng này đã tiếp cận được 17 triệu lượt khách; trong năm 2021 này, phấn đấu tiếp cận được 30 triệu lượt khách.

Theo Sở Du lịch, sau Tổng cục Du lịch, có lẽ Huế là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng được gian hàng quảng bá ảo trên không gian mạng và liên thông được đến các “showroom” (gian hàng quảng bá trực tuyến) trên toàn thế giới. Sở Du lịch đã cấp bản quyền cho các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh truy cập và xây dựng nội dung để quảng bá. Điều này giúp các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh đến được các thị trường mong muốn, đón đầu dòng khách quốc tế trong tương lai.

Nhằm đón đầu xu thế công nghệ số, ngành du lịch tiếp tục phối hợp với các đối tác triển khai các phần mềm ứng dụng du lịch thông minh trên nền tảng công nghệ số. Bên cạnh mục tiêu quảng bá cho ngành du lịch chung, đây cũng như là một hình thức hỗ trợ miễn phí cho doanh nghiệp trong tỉnh, góp phần giúp doanh nghiệp phục hồi sớm, tìm được giải pháp mới trong kinh doanh.

Ban tổ chức cuộc thi ảnh, video clip chủ đề “Huế trong tôi” cho biết, tổng giải thưởng hàng tháng là 20 triệu đồng; trong đó, 2 giải nhất cho 2 thể loại, mỗi giải bao gồm 5 triệu đồng tiền mặt, 1 cặp vé máy bay khứ hồi tuyến nội địa Việt Nam và voucher của các đơn vị du lịch dịch vụ ở Huế; 2 giải nhì cho 2 thể loại, mỗi giải bao gồm 3 triệu đồng tiền mặt và voucher của các đơn vị du lịch dịch vụ ở Huế; 2 giải ba cho 2 thể loại, mỗi giải bao gồm 2 triệu đồng tiền mặt và voucher của các đơn vị du lịch dịch vụ ở Huế.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

TIN MỚI

Return to top