ClockThứ Tư, 23/06/2010 13:44

Điểm hẹn văn hóa trên đất Thủy Thanh

TTH - Tin từ xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy), Cục Di sản Văn hoá vừa đồng ý hỗ trợ 190 triệu đồng để đầu tư nâng cấp làm đẹp đình làng Vân Thê-một di tích văn hóa lịch sử ở quê hương cầu ngói Thanh Toàn.

Anh Văn Đình Sĩ, Phó Chủ tịch UBND xã Thuỷ Thanh cho hay “Mấy năm gần đây, Thuỷ Thanh rộn ràng vui hẳn qua các kỳ Festival Huế. Để giữ đuợc nét độc đáo văn hoá riêng, chính quyền, người dân nơi đây nỗ lực từng ngày tôn tạo vẻ đẹp làng quê ngõ xóm. Bên cạnh đó cũng chú trọng gìn giữ đình làng Vân Thê, một di tích lịch sử văn hoá được Nhà nước công nhận vào năm 1997”.

Đình làng Vân Thê hôm nay
Theo anh Sĩ, đình làng Vân Thê được thành lập vào thế kỷ 15, nằm ở vị trí giáp ranh giữa Giáp Trung và Giáp Nam, cách cầu ngói Thanh Toàn khoảng 1km về phí đông. Đình làng này đang thờ ông Chế Văn Kiệt, bổn thổ thành hoàng làng và tám vị khai canh thuộc họ Chế, Nguyễn, Phan, Đỗ, Trần, Hoàng, Văn, Lê (thứ tự này dựa theo sắc phong của vua Gia Long năm thứ 3).
 
Đình làng Vân Thê là một công trình kiến trúc đẹp, gồm có La thành, Long đình, Tiền đàn với các trụ biểu chầu rồng chạm khắc tỷ mỷ...đặc biệt là Nội đình gồm ba gian hai chái dựng theo kiểu nhà rường được các nghệ nhân khắc trổ tinh vi. Trong đình còn nhiều di vật quý như bia đá khắc chạm chữ Chăm, chuông đồng đúc năm 1875, 6 lư hương bằng sứ men cổ…
 
Đình làng Vân Thê là chốn thiêng liêng, nơi tụ họp thể hiện ước vọng, ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết của con dân trăm họ, bất chấp những áp lực văn hoá du nhập từ bên ngoài.
 
Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đình làng Vân Thê là trung tâm lãnh đạo mọi hoạt động cách mạng của dân làng và là cơ sở chỉ huy của lực lượng vũ trang huyện, tỉnh; ra mắt Mặt trận Việt Minh, chi bộ Đảng và các đoàn thể cách mạng thôn (thanh niên, phụ nữ, nông hội, tự vệ). Đây còn là nơi huấn luyện đội cảm tử, lực lượng tự vệ để đánh đồn Mô-ranh và là sở chỉ huy của Tiểu đoàn 319 (Trung đoàn 101) khi đánh địch ở mặt trận Phú Vang. Đây điểm tập hợp phụ nữ đứng lên đồng khởi trong những năm 1963-1966, huấn luyện đội nữ du kích về sau trở thành đơn vị du kích 11 cô gái Vân Dương nổi tiếng. Đình làng Vân Thê cũng là nơi nhiều cán bộ lãnh đạo Khu ủy, Tỉnh ủy, Thành ủy từng ở, chỉ đạo phong trào, như Lê Tư Minh, Lê Tự Đồng, Nguyễn Vạn, Lê Trọng Bật, Thân Trọng Một...
 
Thăm đình làng Vân Thê cùng với một số khách du lịch, chúng tôi may mắn gặp ông Đỗ Văn Lệ, một cựu chiến binh xã Thuỷ Thanh. Ông Lệ chân tình: “Nhiều người con ở xa rất tự hào vì làng quê Thuỷ Thanh đã có di tích lịch sử văn hóa này. Đây là cơ hội để chính quyền địa phương phát triển những nét văn hóa lịch sử trên quê hương ".
 
 
 Khánh Quan
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
220 năm quốc hiệu Việt Nam

“220 năm quốc hiệu Việt Nam – những chặng đường lịch sử (1804-2024)” là chủ đề cuộc hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức, diễn ra sáng 23/4 tại TP. Huế.

220 năm quốc hiệu Việt Nam
Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ngày 22/4 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại Điện Biên, đơn vị đã đưa triển lãm chuyên đề “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” giới thiệu đến với công chúng.

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên
Return to top