ClockThứ Năm, 30/08/2018 13:45

41 năm miệt mài đạp xe thồ

TTH - “Cô gì ơi, giúp tôi một tay. Nhẹ thôi nghe, toàn hàng trái cây hết nếu không cẩn thận không thì dập nát, tui phải bù tiền” – cụ ông xe đạp thồ dặn dò người phụ nữ mà mình nhở vả. Khi thùng trái cây đưa lên xe đạp và được buộc chặt cũng là lúc mồ hôi lấm tấm trên trán, sau ngụm nước ông lại lọc cọc chở đến theo địa chỉ người thuê đưa cho.

Căng thẳng với nắng nóng đầu mùaMưu sinh trong giá rét

41 năm gắn bó với nghề xe đạp thồ ở chợ Đông Ba, ông Nguyễn Văn Dương vẫn thấy nặng nợ và mang ơn nghề

Ông là Nguyễn Văn Dương, 87 tuổi, người kiếm sống bằng nghề xe đạp thồ già nhất chợ Đông Ba và có lẽ cũng là người già nhất đạp xe thồ trên mảnh đất Cố đô.

Vòng xe cuộc đời

Hành trình của ông Dương ấy vậy mà đã 41 năm thâm niên và bây giờ vẫn miệt mài với chặng đường mưu sinh. “Chừng ấy năm, trải qua biết bao thăng trầm nhưng tui vẫn thích và mang ơn nghề. Nhờ nó mà tôi có đồng ra, đồng vào, nuôi con cái và khi đến tuổi này cũng là cách để rèn luyện sức khỏe”, ông Dương nói chậm và lý giải thêm vòng xe cũng như vòng đời. Chừng đó thời gian theo đuổi nghề xe đạp thồ, lập trình như đã định sẵn, trời mùa nắng 3g30 ông chậm rãi đạp xe ra khỏi nhà ở tận vùng quê ngoại ô Lại Ân (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang) để kịp chở những chuyến hàng đầu tiên. Mùa mưa khắc nghiệt cũng không làm ông nản lòng, đi sớm hơn và gắng về kịp giờ cơm trưa cùng vợ con.

Những ngày mới vào nghề từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, ông thồ khách là chính. Thời ấy xe máy không thông dụng, chủ yếu xe đạp thồ. Cứ thế ai kêu chở đi đâu, ông chở đến đó, bất kể đi nhà thương khám bệnh, đi lễ chùa, thăm người quen... Nhờ bản tính hiền lành lại chịu khó nên khi nào ông cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu của khách quen. “Khách thương tình “bo” thêm tiền đã vui, có hôm chở khách tới bác sĩ khám bệnh, bác sĩ thấy vậy cũng chạy ra dúi thêm vô bọc kêu giữ mà uống nước... Thời đó, được người ta cho tiền như vậy là sướng lắm”, ông Dương nhớ lại.

Trải qua thời gian, khi xe máy có mặt phổ biến trên đường phố, nhiều “đồng nghiệp” cũng đã chuyển sang chạy xe ôm thì ông vẫn thủy chung với chiếc xe đạp cà tàng được lắp thêm tấm ván dày ở phía sau. Và cũng từ đó, khách thưa dần, ông bắt đầu chuyển sang nhận chở đơn hàng trái cây nặng gần cả tạ cho tiểu thương chợ Đông Ba ngược xuôi khắp các chợ phụ cận, như An Cựu, Tây Lộc, Kim Long... Ở đâu cũng thế, từ người thuê chở hay người nhận hàng đều thương quý ông một phần tuổi già mà vẫn chịu khó, mỗi cuốc xe họ đều cho thêm 10.000 – 20.000 đồng.

Mang ơn nghề

Chỉ tay vào chiếc xe đạp được gắn số hiệu xe thồ hẳn hỏi, ông Dương nhẩm tính: “Đây là chiếc xe thứ 5 rồi đó. Tui tính ra trung bình cứ 8 năm thay một chiếc xe”. Hỏi đây có phải là chiếc cuối cùng chưa hay đổi thêm chiếc nữa, ông chỉ âm ừ hai chữ “tùy duyên”. Ông kêu, tuổi này rồi nên giờ chở ít đi, thay vì ngày 9-10 chuyến như trước thì nay chỉ còn 3-4 chuyến chở cho khách quen. “Mình phải đi chở thiệt sớm vừa mát mẻ, vừa thoải mái mà lại không chen chúc hay kẹt xe”, ông Dương lý giải đầy kinh nghiệm và nói rằng, luôn khẳng định “thị phần” riêng của mình bởi luôn đúng giờ giấc và uy tín với bạn hàng.

Nhiều bạn nghề của ông già có, trẻ có ở khu vực bến xe chợ Đông Ba mỗi lần nhắc về ông chẳng khác gì nói về “thủ lĩnh” của nghề xe đạp thồ nói riêng và tất cả các phương tiện thồ hàng khác nói chung. Ai cũng trầm trồ khen ngợi đức tính cũng như sự cần mẫn của một người tận tâm, gắn bó với nghề mà mình đã lựa chọn gần như trọn vẹn cuộc đời. “Biết hoàn cảnh ông nghèo khó nhưng chưa khi mô than phiền. Tụi tui nhiều bữa lười nằm ở nhà còn ông ấy chỉ trừ những khi ốm đau. Nhìn mà phục...” - một đồng nghiệp từng đi xe đạp thồ nay chuyển sang xe ôm nói.

Trong câu chuyện với chúng tôi bao giờ trên khuôn mặt đen sạm, phản phất mái tóc điểm sương vẫn luôn nở nụ cười . Ông bảo gần một năm trở lại đây tai có yếu, mắt có mờ đi một chút nhưng vẫn cảm thấy minh mẫn để theo đuổi nghề. Thay vì đạp nhanh, chở nặng như trước thì nay ông chở nhẹ, đạp chậm rãi.

Ở tuổi ông, con cái đã lập gia thất, cháu cũng lớn nhưng chưa bao giờ ông để mình bị phụ thuộc. Phần vì thương và không muốn phiền con cháu, phần vẫn thấy còn nặng nợ với xe đạp thồ.

Bài, ảnh: PHAN THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vất vả mưu sinh, gồng mình chống nóng

Do đặc thù công việc, nhiều lao động phải làm việc ngoài trời thường xuyên khi nhiệt độ thời tiết tăng cao. Ngoài kỹ năng phòng bị cho bản thân, các chuyên gia y tế khuyến cáo một số biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cần thiết cho nhóm đối tượng này.

Vất vả mưu sinh, gồng mình chống nóng
“Chạy đua” với tết

Cận tết, đêm ở chợ đầu mối Phú Hậu, chợ Đông Ba nghe rõ bước chân vội vã của những người làm nghề “cửu vạn”. Những cánh tay quệt lau mồ hôi, những bữa ăn vội, cái chợp mắt chỉ vài phút làm cho nhịp sống ngày gần Tết Giáp Thìn thêm hối hả. Nhiều chị em phụ nữ gồng mình bốc vác hàng nặng nhưng không quên hối nhau: “Chạy đua nhanh lên cho kịp tết”.

“Chạy đua” với tết
Đằng sau gánh nặng mưu sinh

Không khó để bắt gặp hình ảnh các cụ bà dưới nắng mưa, gió lạnh, bất kể ngày hay đêm vẫn miệt mài vất vả mưu sinh trên đường phố Huế. Đã bao giờ bạn thử ngồi xuống một gánh hàng rong, mua một thứ gì đó của các mệ và lắng nghe những nỗi niềm của người bán hàng khắc khổ? Chắc chắn bạn sẽ có được một trải nghiệm rất thú vị và nhận ra rằng bạn may mắn biết chừng nào.

Đằng sau gánh nặng mưu sinh
Sống chung với mưa lũ

Ngày 16/11, nước còn ngập ở nhiều vùng. Người dân vẫn tìm cách thích nghi trong mưa lũ bởi với họ, vẫn phải sinh hoạt, mưu sinh. Dù khó khăn song trong hoạn nạn, ở đâu đó, sự sẻ chia là món quà sưởi ấm lòng người lúc này. ​

Sống chung với mưa lũ

TIN MỚI

Return to top