ClockThứ Ba, 16/06/2020 13:30

Bảo vệ màu xanh cho quê hương

TTH - Trước đây, rừng phòng hộ ven biển ở xã Quảng Ngạn (Quảng Điền) thường bị xâm lấn hay bị cháy do hoạt động khai thác trái phép, xâm lấn đất đai. Trước tình hình đó, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã đã thống nhất ký hợp đồng tham gia quản lý, bảo vệ, trồng rừng. Nhờ đó, thời gian qua đã không còn xảy ra hiện tượng phá rừng, cháy rừng.

“Mỗi hố rác, một cây xanh”Giữ rừng xanh

Hội viên thường xuyên tuần tra, phát quang nhánh cây khô phòng cháy rừng vào mùa nắng

Dải cát dài trắng ven biển đầy nắng gió trước đây nay đã nhường chỗ cho những cánh rừng phi lao, tràm hoa vàng xanh mướt, tràn đầy sức sống, ngày đêm chắn gió, chắn cát bay, cát nhảy, đem lại môi trường trong lành và phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho địa phương. Đó là “quả ngọt” từ sự vào cuộc của cán bộ, hội viên CCB xã Quảng Ngạn cùng với ý thức của người dân ngày càng được nâng lên trong công tác bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển của xã.

Chúng tôi đến thôn 2, xã Quảng Ngạn đúng lúc Chi hội CCB đang họp phân công các thành viên đi kiểm tra rừng, phát quang bụi rậm theo kế hoạch. Công việc đã vào guồng nên sau khi họp triển khai, các thành viên bắt tay ngay. Người cầm rựa, người cầm mác tiến hành tuần rừng và phát quang bụi rậm, nhánh khô để phòng cháy rừng mùa nắng nóng.

Theo chân những người lính già, mới thấy được sự vất vả trong bảo vệ rừng phòng hộ. Giữa bao la rú cát là màu xanh bạt ngàn của khu rừng phòng hộ. Không những kiểm tra rừng, các CCB còn tiến hành phát quang, dọn lá cây khô, tỉa bớt cành khô, mục và làm đường băng cản lửa bằng cát.

 Những vạt áo bắt đầu ướt đẫm mồ hôi, các CCB tạm nghỉ chân khi trời đã bắt đầu đứng bóng. Đứng dưới rặng phi lao, chỉ tay về cánh rừng tràm hoa vàng xanh ngát, CCB Trần Thới (chi hội 2) chia sẻ: Các CCB trong chi hội ai cũng có tuổi nên việc tuần rừng không phải đơn giản, nhưng mỗi lần tuần rừng chúng tôi đều vui vì thấy những cánh rừng ngày càng phát triển tốt, xanh tươi, rừng cũng không còn bị xâm lấn, phá hoại như trước nữa. Và vui hơn là bà con đã chịu nghe chúng tôi tuyên truyền, vận động, không những không phá hoại rừng mà còn tích cực tham gia bảo vệ rừng, kịp thời báo tin cho hội khi có sự cố xảy ra.

Hội CCB xã Quảng Ngạn hiện có 76 hội viên, đang sinh hoạt ở 7 chi hội. Mỗi chi hội đều thành lập được 1 tổ bảo vệ rừng phòng hộ. Với sự tin tưởng của chính quyền địa phương, Hội CCB xã đã được giao chăm sóc và bảo vệ 223 ha rừng trồng; đồng thời, hợp đồng cùng Chi cục Kiểm lâm chăm sóc và bảo vệ 18 ha rừng phòng hộ ven biển. Thời gian qua, Hội CCB xã cũng đã trồng mới được hơn 10ha rừng.

Nhớ lại những khó khăn, vất vả khi mới nhận nhiệm vụ giữ rừng, ông Trương Văn Thuận, Chủ tịch Hội CCB xã cho biết: “Khi chúng tôi đứng ra nhận bảo vệ rừng, một số người dân nói chúng tôi làm việc bao đồng, có tuổi rồi không chịu nghỉ ngơi còn ham công tiếc việc. Rồi có trường hợp người dân lấn 1ha đất để trồng rừng kinh tế. Nhưng sau khi nghe Hội CCB vận động, tuyên truyền, hộ dân đó đã tự giác trả lại đất cho Nhà nước. Cũng từ đó, không còn xảy ra tình trạng lấn chiếm hay phá rừng bừa bãi như trước.

Cùng với việc phối hợp tốt với kiểm lâm trên địa bàn, Hội CCB xã Quảng Ngạn còn xây dựng kế hoạch kiểm tra rừng, phân công cụ thể cho từng chi hội. Những ngày thường, các chi hội sẽ cắt cử từng tổ luân phiên tuần rừng trên địa bàn của chi hội mình. Còn cao điểm vào mùa nắng nóng sẽ tăng cường hoặc huy động tối đa các hội viên cùng tham gia bảo vệ rừng, tránh xảy ra cháy rừng.

Từ khi rừng được giao cho Hội CCB xã bảo vệ, quản lý, rừng không những không bị xâm lấn mà còn “sinh sôi nảy nở”, phát triển xanh tốt. Vai trò, uy tín của những người cựu binh được nâng lên. Không những tiếng nói được người dân lắng nghe, tin tưởng mà những CCB còn có kinh nghiệm, sáng kiến hay trong công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng hiệu quả. Chính sự uy tín, đoàn kết và tình yêu rừng của những người cựu binh đã bảo vệ được màu xanh cho những cánh rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Họ biến những độn cát khô khốc, nóng bỏng chân bằng những cánh rừng xanh mướt, ngày đêm chắn gió, chắn cát bảo vệ vùng nội đồng cũng như đời sống sinh hoạt của người dân.

Bài, ảnh: Thảo Vy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Ngày 13/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây phối hợp với Trường THPT Thừa Lưu (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc) tổ chức hội thi “Rung Chuông vàng” tìm hiểu về lịch sử 80 năm của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 60 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Ban Chỉ đạo 35 tỉnh đã phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II - năm 2025. Đây là giải pháp để tiếp tục nâng cao khả năng tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiệu quả.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Return to top