ClockChủ Nhật, 23/02/2020 08:10

“Biker” - kết nối cộng đồng

TTH - Thú chơi mô tô, xe gắn máy hẳn nhiên không lạ lẫm gì trong thời buổi hiện nay, giới trẻ Huế cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Và bây giờ, khi mà nhiều nghi ngại những lúc biker (những người đam mê xe gắn máy) phóng qua tầm mắt thì họ đang dần thay đổi, biết dùng đam mê kết nối cộng đồng.

Biker đã quá quen với những lần trải nghiệm ngoại tỉnh

Đam mê thôi chưa đủ…

Minh Quốc (TP. Huế) điện thoại cho tôi sau vài năm không gặp. Anh tỏ ra hồ hởi khi vừa trải qua một cuộc khám phá cung đường tuyệt đẹp ở một tỉnh phía Bắc. Lúc những cảm xúc mạnh mẽ trong lời nói của anh chưa dứt, tôi chen ngang với ý đồ “xấu”, hỏi về những cạm bẫy trên đường đi và cả mặt trái của những biker. Quốc cười, không phủ nhận thực trạng ấy vẫn còn. Nhưng anh cũng đồng thời khẳng định, bây giờ đó chỉ là thiểu số, những biker chân chính ngày càng nhiều, không đi ngược với pháp luật và ý thức cộng đồng.

Điều gì làm nên một biker chân chính? Quốc bảo, bỏ qua niềm đam mê, một biker phải có nhận thức, ý thức phù hợp, xem sự an toàn của bản thân và cộng đồng lên trên hết. Hiện nay, một biker có thể sở hữu một chiếc xe hàng trăm triệu đồng, cũng có người chỉ gửi đam mê vào con xe vài chục triệu đồng. Nhưng đó chưa phải là hình hài của một biker thực thụ mà phải là đam mê phải gắn với ý thức tôn trọng cộng đồng, bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

Chinh phục những cung đường

Nếu như vài năm trước, ở Huế chỉ xuất hiện vài hội, nhóm mô tô phân khối lớn, đa số trong đó là những người trẻ thuộc tuýp gia đình có điều kiện thì nay có đến cả hơn chục hội nhóm, có hội lên đến cả mấy chục thành viên. Trần Hồ Bảo Anh (một bạn trẻ TP. Huế đam mê xe gắn máy) cho biết, trào lưu này đang lớn mạnh ở TP. Huế. Lý do mà anh đưa ra đó là giới trẻ bây giờ đã có “điều kiện” hơn trước, những hội, nhóm thành lập ngày càng đông mang đến sự kết nối người có cùng đam mê nhiều hơn. Người trẻ bây giờ cũng có lối sống thiên nhiều về đam mê lẫn xê dịch. Họ mê các cung đường và hành trình trên những chuyến đi. Trên hết đó cảm giác phấn khích khi chinh phục được mục tiêu. “Giới biker không hẳn khu biệt trong người trẻ mà đủ các thành phần, lứa tuổi. Tùy theo tài chính của mỗi người mà họ có cách chơi riêng. Có người ngoài chiếc xe, họ trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ, và số tiền ấy không phải là nhỏ nhưng cũng có người không quan trọng về đẳng cấp của chiếc xe mà chỉ xem đó là phương tiện để thỏa đam mê phượt. Và dù như thế nào thì biker đầu tiên phải hiểu và chấp hành Luật Giao thông đường bộ, am tường về kỹ thuật lái xe ở mọi cung đường…”, Bảo Anh bày tỏ.

Trang bị “tận răng” các dụng cụ và thiết bị bảo hộ

Đặc điểm của những “tay lái” là thích sự tự do, phóng khoáng và cảm giác chinh phục. Hiểm nguy là điều các biker phải chấp nhận. Bởi vậy giới biker không có chỗ cho những suy nghĩ cá nhân, họ hình thành nên những hội, nhóm để cùng nhau chia sẻ, trải nghiệm. “Những hình ảnh xấu xí trên đường phố như, lạng lách, đánh võng khiến nhiều người không mấy thiện cảm. Nhưng khi đã là một biker chuyên nghiệp thì bạn cần phải tuân thủ nhiều luật lệ. Một trong số đó là phải tuân thủ quy định của Luật giao thông đường bộ, đặc biệt là giới hạn về tốc độ và thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng xe. Điều này sẽ hạn chế được những hiểm nguy khi đi đường không chỉ cho người khác mà cả các biker”, Bảo Anh nói.

Kết nối & sẻ chia

Đam mê là điểm khởi đầu cho một biker chân chính và điểm kết thúc có thể là những lợi ích mà họ mang lại cho cộng đồng. Mỗi chuyến đi của họ đôi khi không chỉ thỏa đam mê cá nhân mà còn mang nhiều nghĩa khác. Nguyễn Thái Văn Quang, một biker ở TP. Huế gửi đam mê của những chuyến đi đã hơn 5 năm. Chừng ấy thời gian là đủ để anh in dấu chân khắp dải đất hình chữ S. Những danh lam, thắng cảnh của Việt Nam được Quang kết nối, giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế. Quang nói về mục đích các chuyến phượt của mình: “Đất nước mình có quá nhiều địa điểm đẹp cần quảng bá. Ngoài chinh phục những địa điểm đó, với riêng mình còn muốn mang những hình ảnh đó đến với thật nhiều người. Bởi vậy mà trong hày trình “phượt” ngắn thì vài ngày, dài có khi cả tháng, ngoài những trang thiết bị “cứng” mình luôn mang theo máy ảnh để ghi lại khoảnh khắc những điểm đến. Điều đó không chỉ để khoe về khả năng chinh phục mà còn là cách lưu tư liệu nhằm quảng bá cho cộng đồng”.

Theo nhiều bạn trẻ trong giới biker, ngồi trên yên xe, rong ruổi trên các cung đường thì hẳn ai cũng có cái tôi riêng. Nhưng để những chuyến đi có ý nghĩa hơn, những cá nhân tập hợp thành hội, nhóm, câu lạc bộ để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm sau những hành trình. Ngoài xe, họ có chung những niềm vui khác, đó là sẻ chia với những người không may mắn xung quanh mình. Những buổi giao lưu không chỉ để đi phượt mà cùng chung tay hướng đến cộng đồng. Đó là những chuyến thiện nguyện ở những vùng đất xa xôi, đến với những người không may mắn và cũng có thể hưởng ứng một chương, trình hành động đẹp của Nhà nước để lan tỏa trong xã hội. “Thông thường một tuần một lần, những thành viên trong nhóm họp mặt để giao lưu chia sẻ những kinh nghiệm sống. Một tháng một lần nhóm sẽ phát động một phong trào, đó có thể là những đợt trao qua cho người nghèo hay các phong trào hướng về cộng đồng...”, Bảo Anh chia sẻ.

Bài, ảnh: QUỲNH VIÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Check-in “tọa độ” mới

Ngày nghỉ, dịp cuối tuần hay những lúc rảnh rỗi, giới trẻ lại có thói quen tìm những “tọa độ” mới để bổ sung cho mình bộ sưu tập ảnh sống ảo. Thay vì bỏ công tìm những địa điểm vui chơi xa, gần đây, nhiều bạn trẻ chuyển hướng lựa chọn các điểm ăn uống, vui chơi, mua sắm để check-in ngay trong thành phố.

Check-in “tọa độ” mới
Nhật Quyên với “Trường học ‘không tường’”

Tại giải thưởng Kiến trúc Xanh sinh viên năm 2024 – SGA 2024, Khoa Kiến trúc, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế vinh dự có 2/19 đồ án được trao giải. Đồ án tốt nghiệp “OTT – Trường học ‘không tường’ – Không gian trải nghiệm hành trình xanh” của sinh viên Nguyễn Hoàng Nhật Quyên (sinh năm 2001) nhận được nhiều sự khen ngợi từ ban giám khảo và giành giải Nhì toàn quốc.

Nhật Quyên với “Trường học ‘không tường’”
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh
Đừng lạm dụng tiếng lóng

Cuối tuần, cô cháu gái khoe, lớp con tổ chức hoạt động trải nghiệm về chủ đề “Ngôn ngữ của tuổi teen”. Ý tưởng này khá hay và được rất nhiều phụ huynh đồng tình, khi thực trạng sử dụng ngôn ngữ theo kiểu “tự chế” của học sinh ngày càng phổ biến.

Đừng lạm dụng tiếng lóng
Ăn khuya ở Huế

Khi đồng hồ điểm những giây phút chuyển giao giữa ngày cũ và ngày mới, ở nhiều góc phố của xứ Huế vẫn nhộn nhịp khách ăn khuya. Những vị khách ấy đa phần là người trẻ, sinh viên, người đi du lịch đã góp phần làm cho góc phố của Huế không còn ngủ sớm.

Ăn khuya ở Huế

TIN MỚI

Return to top