ClockThứ Năm, 08/08/2024 10:26
Thông tin doanh nghiệp:

Cảnh báo về những biến chứng thường gặp khi nhổ răng khôn

TTH.VN - Mặc dù nhổ răng khôn chỉ là một dạng tiểu phẫu nhưng vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và nguy cơ biến chứng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.

Răng khôn còn được gọi là răng số 8, là chiếc răng nằm ở vị trí trong cùng của hàm, thường mọc khi chúng ta bước vào độ tuổi trưởng thành (từ 17 - 25 tuổi). Chiếc răng này thường gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu và nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Việc nhổ răng khôn là giải pháp được nhiều người lựa chọn để chấm dứt cơn đau và các rủi ro do răng này đem lại.

 
 Răng khôn thường mọc lệch

Nhổ răng khôn gây ra những biến chứng gì?

Nếu bạn lựa chọn không đúng địa chỉ nha khoa uy tín để nhổ răng khôn, bác sĩ thiếu kinh nghiệm, trang thiết bị không đảm bảo, thiếu yếu tố trùng,... thì rất có thể xảy ra các biến chứng không mong muốn.

Nhiễm trùng ổ răng

Quá trình nhổ răng khôn không đảm bảo vô trùng, hay người bệnh không biết cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng hợp lý,  rất có thể khiến ổ răng khôn vừa nhổ bị nhiễm trùng. Tình trạng này khiến hàm và lợi bị sưng đau âm ỉ, xuất hiện mủ trắng hoặc vàng, sốt cao,...

Viêm ổ răng khô

Viêm ổ răng khô cũng là biến chứng thường gặp khi nhổ răng khôn. Nguyên nhân là do cục máu đông không được hình thành hoặc tan biến quá nhanh trước khi vết thương lành. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây đau nhức dữ dội, liên tục trong 1 - 3 ngày hoặc thậm chí lâu hơn.

Chảy máu kéo dài trên 48h

Chảy máu sau khi nhổ răng khôn là hiện tượng hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu chảy máu kéo dài trên 48h thì được xem là hiện tượng bất thường, có thể dẫn đến các hậu quả như:

-         Cơ thể bị suy nhược, sức khỏe giảm sút, gây buồn ngủ, đau đầu, tụt huyết áp,...

-         Nếu không có cục máu đông bao vết thương sẽ khiến vụn thức ăn rơi vào, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Chảy máu kéo dài là biến chứng nguy hiểm khi nhổ răng khôn 

Tổn thương dây thần kinh

Răng khôn nằm ở vị trí gần sát với hệ thống dây thần kinh hàm mặt. Do đó, nếu quá trình nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật có thể gây chạm vào dây thần kinh, khiến bạn bị tê, nóng rát, hoặc mất cảm giác môi - lưỡi.

Há miệng hạn chế

Biên độ há miệng tối đa của một người trung bình khoảng 35mm. Nhưng nếu sau khi nhổ răng khôn, bạn không thể há miệng được thì đã gặp phải tình trạng há miệng hạn chế. Tình trạng này khiến việc ăn uống, vệ sinh răng miệng, phát âm,... gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân thường là do quá trình nhổ răng gây ra nhiều sang chấn, do viêm nhiễm hay bệnh nhân có vấn đề về khớp thái dương hàm.

Cách khắc phục biến chứng nhổ răng khôn hiệu quả

Khi không may gặp phải các biến chứng khi nhổ răng khôn, cách tốt nhất là bạn nên liên hệ ngay đến nha khoa hoặc gặp trực tiếp bác sĩ để kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và đưa ra cách khắc phục phù hợp nhất.

Để ngăn ngừa biến chứng nhổ răng khôn, giúp vết thương nhanh chóng hồi phục, bạn nên lưu ý đến những điều sau.

-         Cắn chặt miếng gạc trong khoảng 20 phút để cầm máu sau khi nhổ răng khôn. Có thể thay miếng gạc khác để ngậm đến khi máu được cầm, không nên ngậm quá lâu vì dễ gây nhiễm khuẩn ngược.

-         Khi nhổ răng xong, bạn không nên nói chuyện hay cử động cơ hàm nhiều vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Ngoài ra, bạn không nên dùng lưỡi, ngón tay hay bất kỳ đồ vật nào để đụng chạm đến vết thương, tránh làm tổn thương đến cục máu đông đang hình thành.

-         Trong 1 - 2 ngày đầu, bạn có thể chườm lạnh để giảm sưng đau. Những ngày sau chuyển sang chườm ấm để làm tan máu tụ.

-         Trong vòng 24 giờ đầu sau khi nhổ răng, bạn đã có thể chải răng. Tuy nhiên, cần tránh chải răng ở khu vực vừa nhổ răng.

-         Bạn không nên tham gia các hoạt động thể chất, chỉ nên nghỉ ngơi, tránh căng thẳng kéo dài và nên kê đầu cao hơn bình thường khi ngủ.

-         Nên ăn thức ăn được chế biến mềm, dễ nhai dễ nuốt. Tránh đồ cứng, giòn, dính răng, quá nóng hay quá lạnh, các đồ uống có cồn, cafein, nước ngọt,... cùng cần tránh vì có thể khiến vết thương lâu lành.

Chườm lạnh giúp giảm sưng đau sau khi nhổ răng 

Mặc dù là một phẫu thuật phổ biến nhưng việc nhổ răng khôn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nhất định. Nếu xảy ra hiện tượng bất thường, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với bác sĩ. Điều quan trọng vẫn là lựa chọn được địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện, đồng thời cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

NHA KHOA NHÂN TÂM

●       Địa chỉ: 803 - 805 - 807 - 809 Phường 7, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

●       Hotline: 1900 56 5678 - 0338 56 5678

●       Email: drnhan1@gmail.com

●       Fanpage: https://www.facebook.com/nhantamdental

Website: https://nhakhoanhantam.com/
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Có nên nhổ răng khôn? Thời điểm thích hợp để nhổ răng khôn

Răng khôn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, nó không chỉ gây ra các tình trạng đau nhức mà còn ảnh hưởng nhiều đến hàm và phát sinh các bệnh về răng nướu. Vậy làm cách nào để giải quyết tình trạng đau răng khôn? Liệu rằng có nên nhổ răng khôn không? Và thời điểm nào là nên nhổ răng khôn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Có nên nhổ răng khôn Thời điểm thích hợp để nhổ răng khôn
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Ích Thận Vương giúp tôi kiểm soát suy thận độ 1 do biến chứng huyết áp cao

“Tôi bị huyết áp cao 160 mmHg đang dùng thuốc. Ngoài ra, tôi còn bị thiếu máu não, ảnh hưởng đến trí nhớ, hay mất ngủ. Năm 2012 thì phát hiện thêm bệnh suy thận độ 1” - chú Lưu Công Cư (sinh năm 1960, trú tại số nhà 65B, đường Nguyễn Cao, phường Ngô Quyền, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang - SĐT: 0866.914.566) chia sẻ.

Ích Thận Vương giúp tôi kiểm soát suy thận độ 1 do biến chứng huyết áp cao
Biến chứng cúm thường xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi, người có sức khỏe kém

Theo WHO, hàng năm, thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh cúm. Tại Trung tâm Nhi - Bệnh viện Trung ương Huế, tỷ lệ trẻ nhập viện do nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong đó có do vi rút cúm tăng cao trong mùa mưa. ThS. BS Trần Thị Hạnh Chân, Phó Trưởng khoa Khoa Nhi - Tiêu hóa - Dinh dưỡng - Bệnh nhiệt đới (NTHĐBNĐ) thông tin:

Biến chứng cúm thường xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi, người có sức khỏe kém
Return to top