ClockThứ Sáu, 10/07/2020 08:38

Cây xanh xứ Huế

TTH.VN - Huế được mệnh danh là thành phố xanh với hệ thống cây xanh dày đặc. Trong đó có các loại cây mà ắt hẳn không nhiều người biết tên. Thừa Thiên Huế Online xin giới thiệu bài thơ của NGƯT Đỗ Xuân Cẩm để bạn đọc phần nào hình dung được hệ thống cây xanh đa dạng của Huế...

Những cung đường xanh mátỞ Huế nơi nào cũng công viênCấp bách ngăn ngừa cây xanh đường phố gãy đổ

Hệ thống cây xanh tạo nên một vẻ đẹp riêng cho Huế. Ảnh: T.T 

Ai về xứ Huế mộng mơ

Đừng quên cảnh vật đôi bờ sông Hương

Cây xanh rợp bóng phố phường

Đa dạng màu sắc phô trương bốn mùa

Chủng loại phong phú hơn xưa

Hằng trăm loài giống nắng mưa phơi mình

Thống kê cây cảnh, cây xanh

Chưa kể rau quả đã dành mấy trang

Sanh, Si, Sung, Duối, Ngát vàng

Cừa, Quao, Gáo, Gội (1), Muồng ràng, Cui, Côm

Hoàng linh (2), Bàng, Muối (3), Vông đồng

Phi lao (4), Bách diệp (5), Vương tùng (6), Chò đen

Xa kê, Trường ngấn, Vên vên

Tếch (7), Sưa, Xăng mã, Trâm kiền, Duối gai

Tràm liễu (8), So đũa, Bạch mai

Quế rành, Muồng ngủ (9), Mít nài, Gỏ lau (10)

Sao đen, Gỏ mật (11), Sau sau

Bồ đề12, Búp đỏ (13), Cọ tàu, Hoàng lan

Hồng nhung, Huỷnh (14), Gạo, Bạch đàn

Me keo, Bạch tạng, Bằng lăng, Chà là

Chân chim, Bồ kết, Hòe hoa

Cô tòng, Keo giậu, Ngân hoa, Trúc đào

Trôm hôi, Trôm sảng, Muồng trâu

Ngô đồng, Bao báp, Chè tàu (15), Vàng anh (16)

Mù u, Lim xẹt (17), Sến xanh (18)

Thông thiên, Vạn tuế, Muồng đen, Muồng vàng

Móng bò, Dái ngựa (19), Ngọc lan

Xa cừ, Xoan (20), Sấu, Phượng vàng (21), Dầu lai

Thông, Tràm, Liễu rủ, Đỗ mai (22)

Kiều hùng, Gỏ đỏ, Hoa lài, Lim xanh

Lát hoa, Ngọc bút, Bình linh

Bồ hòn, Mán đĩa, Đùng đình, Giáng hương (23)

Lòng mang, Lòng mức, Trường sâng

Vông nem, Thàn mát (24), Tim lang, Táo rừng

Hợp hoan, Phượng vĩ, Sến trung

Cẩm liên, Dầu rái, Đầu lân, Chay, Gòn

Hải đường, Đậu khấu, Phù dung

Tử vi, Long não, Sứ, Mưng (25), Tùng xà

Quan âm, Cọ quạt, Cau ta

Lâm vồ26, Cọ đỏ, Dâu da xoan (27), Dừa

Gáo vàng, Máu chó, Me chua

Đỗ quyên, Điều nhuộm, Cau tua, Cau vàng

Cọ dầu28, Cau bụi, Cần thăng

Cao su, Cau bụng, Cát đằng, Đăng tiêu

Phật thủ, Kim phượng (29), Lụi hèo

Ngũ sắc, Lựu kiểng, Râm, Keo, Hỏa hoàng

Mộc, Quất, Hoàng yến, Mai vàng

Rạng đông, Nguyệt quí (30), Thanh quan, Liễu tường

Tiêu nương, Thốt nốt, Bàng vuông (31)

Bướm hồng, Bướm bạc, Bướm vàng, Bụp tây

Chạc chìu, Trứng cá, Cóc, Cầy

Đoác rừng, Phất dũ, Trang tây, Trang tàu

Tre vàng, Nhãn, Vải, Hoa ngâu

Anh đào, Phượng tím, Kim giao, Ánh hồng

Dạ lí hương, Tuế, Móng rồng

Cau sâm banh, Cau trắng, Vông mào gà

Tai tượng trổ, Sung lá tà

Bạch tuyết mai, Sói, Bụp tra (32), Bút tùng

Đinh lăng, Cùm rụm, Hoa hồng

Đa gáo, Mỏ phượng, Tầm xuân, Hồng kì (33)

Huỳnh anh, Ngũ trảo, Trà mi

A gao, Tam thất, Bướm Phi, Lưỡi mèo

Huyết dụ, Hổ vĩ, Nanh heo

Ti-gôn, Chùm pháo, Bông bèo, Mua, Sim

Quỳnh hoa, Núc nác, Bìm bìm

Bát tiên, Bách nhật, Bướm đêm, Cau lùn

Chuối rẽ quạt, Bứa, Dây giun (34)

Huỳnh nương, Dây gấc, Xương rồng, Trúc xanh

Trúc vàng, Trúc sọc, Hồng anh

Lài trâu, Tai tượng, Dành dành, Hoàng nam

Móng bò phượng, Sứ Thái Lan

Chuối sen, Chuối đỏ, Màng màng, Chuối hoa

Hồng tuyết mai, Trúc đùi gà

Kim đồng, Mỏ két, Tì bà, Thanh hao

Muồng ô môi, Muồng hoa đào

Súng, Sen, Hoa giấy, Đa cao, Sắn vằn

Trâm anh, Ngọc nữ, Kim ngân

Hồng môn, Hồng lộc, vân vân còn nhiều

Kể hết phải sáng đến chiều

Người đọc cũng thấy liêu xiêu ngất người

. . .

Nên đành tạm gác đây thôi

Ai muốn biết tiếp xin mời gặp riêng.

Đỗ Xuân Cẩm

CHÚ THÍCH

(1): Người Huế thường gọi là Cối; (2): Lim xẹt Bắc bộ; (3): Nhội, Bích hợp; (4): Dương liễu; (5): Trắc, Trắc bách diệp; (6): Tùng bách tán; (7): Giá tị; (8): Liễu đỏ; (9): Còng; (10): Gụ lau; (11): Gụ mật; (12): Bồ đề Ấn Độ, Bồ đề Phật giáo; (13): Đa bút; (14): Huện; (15): Trà hàng rào; (16): Vô ưu; (17): Lim xẹt cánh, nhiều người Huế thường gọi Phượng vàng; (18): Viết; (19): Nhạc ngựa; (20): Sầu đông, Thầu đâu; (21): Phượng vĩ hoa vàng; (22): Giả anh đào; (23): Giáng hương mắt chim (người miền Nam gọi là Đuôi công) và Giáng hương cầu gai (người Quảng Nam gọi là Sưa vườn); (24): Nhiều người gọi Sưa trắng; (25): Lộc vừng; (26): Đề lâm vồ, nhiều người gọi là Bồ đề; (27): Nhiều người Huế gọi Xoài Nhật Bản; (28): Người Huế gọi nhầm là Đoác; (29): Phượng cúng; (30): Nguyệt quới; (31): Chiếc bàng; (32): Tra biển; (33): So đo cam; (34): Sử quân tử.

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
“Rèm xanh” cho căn nhà

Phủ xanh ngôi nhà bằng các loài cây leo là xu hướng được nhiều người ưa chuộng trong những năm gần đây. Như những “tấm rèm xanh” tự nhiên, những dàn cây leo không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp giảm thiểu ảnh hưởng từ nắng mưa, tạo nên không gian xanh mát, trong lành và dễ chịu giữa chốn đô thị.

“Rèm xanh” cho căn nhà
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top