ClockThứ Tư, 19/01/2022 13:09

“Chung sự hiếu đạo”, sẻ chia cùng gia đình gặp cảnh sinh ly tử biệt

TTH.VN - Hàng chục năm qua, nhóm hàng trăm người âm thầm tình nguyện thay nhau gánh đám cho những gia đình có người mất gặp hoàn cảnh khó khăn. Lớp trước nối tiếp lớp sau, đời cha nghỉ gánh thì đời con thế chỗ… Mỗi người mỗi công việc mưu sinh, khi hay tin cần hỗ trợ, họ lập tức lên đường.

Trao tiền bạn đọc hỗ trợ cho hoàn cảnh em Trang NhiMong ước đẫm nước mắt của một người mẹGiúp người dân về quê trong mưaTạo điều kiện cho người dân trong chi trả chính sách trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt

Các thành viên của Ban Chung sự hiếu đạo trong một lần hỗ trợ đưa tang. Ảnh: BCSHĐ Cung cấp

Các thành viên này đến từ nhóm thiện nguyện Ban Chung sự hiếu đạo thuộc Giáo xứ Chính toà Phủ Cam.

Mỗi người một tay

Đã quá giờ trưa, chiếc xe chở hơn 40 thành viên của Ban Chung sự hiếu đạo trở về sau một buổi sáng lo việc an táng cho một người dân trong khu vực. Hành trình dài vất vả khiến mỗi người đều rã rời, họ chào nhau nhẹ nhàng rồi ai trở về nhà đó, lặng thầm như cách họ phục vụ…

“Bất kể nắng mưa, sáng sớm hay chiều muộn, chỉ cần có tang gia cần giúp đỡ, chúng tôi đều lên đường”, ông Phạm Văn Kết, Trưởng ban điều hành Ban Chung sự hiếu đạo tâm sự. Công việc tưởng chừng vô cùng nhọc nhằn ấy nay đã quen thuộc với những ai tham tham gia.

Theo ông Kết, vất vả nhất vẫn là những thành viên nằm trong nhóm khâm liệm bởi “họ là người có mặt sớm nhất và dám hy sinh”. Các thành viên nhóm này người làm nghề xe thồ, người phụ hồ, người làm công nhân… Cuộc sống dù gặp nhiều khó khăn, chưa bao giờ họ nhận tiền từ thân nhân các gia đình. Đổi lại, gặp những phận đời éo le, họ còn bỏ tiền túi mua vật dụng khâm liệm.

Ra đời cách đây hơn 20 năm, những ngày đầu có lẽ là ký ức không bao giờ quên trong ông Kết. Ông nhớ lại, đó là buổi chiều mùa hè năm 2001, khi hay tin một người qua đời nhưng chưa có ban khâm liệm nên gặp nhiều khó khăn. “Nếu thuê người ngoài làm thì khó, vì hoàn cảnh nghèo mà, tiền đâu?”, ông Kết nhớ lại. Ngay lập tức, một thành viên trong nhóm đưa ra ý tưởng “tự thân vận động”. Gần chục người cùng nhau toả đi, người đi trại hòm tham khảo việc khâm liệm, người hỏi các vật liệu cần thiết, người học cách dán giấy, bồi dầu, làm nắp… Mọi việc khi đó khá lúng túng, thiếu trước hụt sau, nhưng may sao phút cuối cũng chu toàn.

Kể từ đó về sau, nhóm bắt đầu nghiên cứu các quy trình, tự đông viên, nhắc nhở lẫn nhau để đảm bảo khâu khâm liệm trôi tròn. Người được giao nhiệm vụ chính của ban khâm liệm là ông Nguyễn Văn Hoá.

Ở cái tuổi ngoài 60 và nhiều năm gắn liền với không biết bao nhiêu lần khâm liệm cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn không may qua đời nhưng khi nhắc đến công việc này, ông vẫn bảo rằng “có gì đâu”.

Xin tham gia vì việc nghĩa

Vô số những kỉ niệm, buồn có, vui có liên quan đến việc thiện nguyện này. Ông Nguyễn Văn Hoá bảo, liệm cực đã đành nhưng đến khi gánh đám còn cực hơn. Phần đông những gia cảnh Ban đến hỗ trợ ở trong góc sâu ngõ cụt, đường sá chật chội. “Khi di quan rất khó khăn. Phải giảm người gánh mới di chuyển được, nhưng như thế thì sức nặng đè lên người gánh gấp bội. Không còn cách nào khác, chúng tôi phải động viên nhau”, ông Hoá nhớ lại.

Mỗi lần như thế, hay mỗi khi an táng xong, các thành viên ai nấy mồ hôi nhễ nhại nhưng không một ai phàn nàn, ngược lại trên mặt họ thoáng vẻ mãn nguyện, bởi vừa hoàn thành một việc ý nghĩa mà những gia đình nghèo khó lòng thuê nổi một ban âm công tư nhân.

“Lội bùn sâu, rồi chịu nắng nóng qua nhiều cây số, có anh em trẹo chân, cả mấy tháng trời mới khỏi nhưng đã làm công việc này thì xác định là phục vụ”- ông Hoá tâm sự.

Ban Chung sự hiếu đạo hiện có hơn 400 thành viên, được chia thành 7 phiên, mỗi phiên có 60-70 người chuyên lo hậu sự cho người quá cố trong giáo xứ. Riêng phiên 7 là những thành viên của các phiên kia tình nguyện tham gia. Phiên này lo việc phục vụ tống táng cho gia đình lương dân hoặc cả những gia đình cán bộ công chức có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, còn có nhiều đội khác liên quan đến việc giặt giũ áo quần, giày dép; khâu vá; dựng rạp…

Khó kể hết số đám tang mà Ban Chung sự hiếu đạo tình nguyện phục vụ. Anh Dương Thành, một thành viên của ban kể rằng, trước đây anh làm nghề sản xuất nước đá, thường xuyên chứng kiến những người gánh đám vào lúc 3 - 4 giờ sáng để đưa đến nhà thờ. Về sau tìm hiểu, mới biết họ làm thiện nguyện. Từ đó, anh cảm phục và xin tham gia làm những công việc như những thành viên đi trước đã làm.

Cứ thế, suốt nhiều năm qua, nhiều đám tang của các gia đình không cùng tôn giáo nghèo khó nhờ đến Ban Chung sự hiếu đạo. Tất cả phương tiện và việc cần làm trong đám tang đều được nhóm chuẩn bị chu đáo, khi làm việc cũng rất nhiệt tình. Việc làm này thể hiện tinh thần ý nghĩa, đầy tính nhân văn.

Nhật Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn
Trao quà hỗ trợ giáo viên gặp hoàn cảnh khó khăn

Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, sáng 16/11, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức trao quà hỗ trợ cho các giáo viên gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Trao quà hỗ trợ giáo viên gặp hoàn cảnh khó khăn
Khởi công nhà nhân ái tại xã Điền Hải

Ngày 5/11, Hội Thầy thuốc trẻ, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh phối hợp cùng Đoàn thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế, Huyện Đoàn Phong Điền tổ chức khởi công nhà nhân ái cho gia đình ông Lê Văn Nuôi (xã Điền Hải, Phong Điền).

Khởi công nhà nhân ái tại xã Điền Hải
Huy động các nguồn lực để giúp đỡ người nghèo

Phát huy vai trò của mình, chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện A Lưới đã có nhiều cách làm hay, thiết thực.

Huy động các nguồn lực để giúp đỡ người nghèo
Khám, cấp thuốc và tặng con giống cho người dân Trung Sơn

Ngày 28/9, Bệnh viện Quân y 268 (Cục Hậu cần Quân khu IV) phối hợp với Đoàn Kinh tế Quốc phòng Quân khu IV tổ chức khám bệnh, cấp thuốc, tặng quà cho gia đình chính sách đồng bào dân tộc thiểu số xã Trung Sơn, huyện A Lưới.

Khám, cấp thuốc và tặng con giống cho người dân Trung Sơn

TIN MỚI

Return to top