ClockThứ Hai, 24/07/2023 14:43

Chuyện tình kể mãi

leftcenterrightdel
 Bìa tập thơ

"Chuyện tình kể mãi" là tập thơ tình tự chọn gồm 73 bài thơ của 15 tác giả là hội viên chi hội thơ Nam Sông Hương (thuộc Hội Thơ Hương Giang Thừa Thiên Huế). Đây là chi hội thơ đầu tiên đứng tên xuất bản ấn phẩm riêng của mình. Điều đó cho thấy “vốn thơ dồi dào”, sự đồng cảm, đồng lòng và tự tin của các thành viên trong chi hội, là tín hiệu vui đáng ghi nhận, khích lệ trong hoạt động chi hội.

Trong muôn màu, muôn vẻ của thi ca, thơ tình (từ tình yêu cha, mẹ, người thân gia đình, quê hương, đất nước… đến thiên nhiên và nhân loại) chiếm một vị trí đặc biệt, có chỗ đứng riêng (nhất là tình yêu đôi lứa) trong tâm hồn của mỗi người, mỗi cuộc đời, vĩnh hằng cùng năm tháng. Có thể nói, thơ tình yêu đôi lứa là hạt nhân của thơ tình, là bản tính của thi ca. Bởi tình yêu đôi lứa là sự ban tặng của tạo hóa dành cho con người, vừa theo quy luật “âm –dương hài hòa”, vừa nhuốm màu tâm linh, trắc ẩn… tùy cảm nhận của mỗi người, khó cắt nghĩa thấu đáo.

Không phải vô cớ mà khoảnh khắc ánh mắt khác giới giao nhau lần đầu, nụ hôn đầu đời… của mối tình đầu thường được nhắc đến nhiều trong thơ tình đôi lứa, trở thành kỷ niệm sâu sắc, dấu ấn khó phai mờ của ký ức tình yêu, thỉnh thoảng lại hiện về trong giấc mơ ngọt ngào, say đắm. Tuy ngữ cảnh có khác nhau, song mối tình đầu, xét cho cùng là chuyện của hai người, đều có chung hằng số tình yêu: “hồn nhiên, vô tư, trong sáng pha lẫn chút vụng dại và tự tin đáng yêu”.

Tình yêu đôi lứa có thân phận và số phận như chủ nhân của nó. Không phải mối tình đầu nào cũng nên duyên chồng vợ, và cặp vợ chồng nào cũng nắm chặt tay nhau đi hết cuộc đời; những dỗi hờn (có cớ và cả vô cớ) khi một trong hai người đã hẹn mà không đến, nói khác với làm lúc đang yêu; có những phút “xao lòng” khi đã thành chồng vợ, chẳng ai là người có lỗi, nên tình yêu đành nhận lỗi về mình.

Bạn yêu thơ sẽ bắt gặp bóng dáng tình yêu của chính mình, và phần nào cảm nhận những điều trên khi đọc "Chuyện tình kể mãi" của những người tuổi đã ngoài sáu mươi, đang sống trên mảnh đất thi ca xứ Huế, kể chuyện tình của họ. Tuy cung bậc bổng trầm, nhưng vẫn tươi trẻ, thao thiết như thuở đang yêu, chan chứa yêu thương, nhân hậu, bao dung với tình yêu và cuộc sống. Đó cũng là lời nhắn gửi đến những người đang yêu và được yêu hãy yêu hết mình khi yêu, và đặt trọn niềm tin với người đã chọn (cho dù có lúc khó khăn nhất), rồi hạnh phúc sẽ đơm hoa kết trái, như quy luật tất yếu của cuộc đời...

Lê Viết Xuân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo đời sống hội viên

Hội viên khó khăn có nguồn lực vươn lên, hội viên nghèo luôn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm. Đó là kết quả mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền) đã và đang có được nhờ những cách làm hay như xây dựng các nguồn quỹ, kết nối các mạnh thường quân để kịp thời giúp đỡ, đồng hành cùng hội viên.

Chăm lo đời sống hội viên
Canh chua lá me đất

Sống trong lòng xứ Huế, thật đáng tiếc nếu thờ ơ không để ý tới thứ sắc màu tim tím mọc ven bờ sông Hương hoặc bất kỳ trong mảnh vườn nào đó. Thứ tôi muốn kể với thế giới liên quan đến sắc màu tim tím đời thường, gần gũi ấy đơn giản là một tô canh chua lá me đất. Mà nấu canh chua thì có nhiều kiểu chế biến lắm. Kiểu truyền thống, tùy theo vùng miền, mỗi nơi lại có một kiểu gây hứng thú riêng.

Canh chua lá me đất
Chăm lo đời sống cho lao động nữ

Lao động nữ (LĐN) chiếm hơn 72% công nhân lao động trong các doanh nghiệp (DN) thuộc Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh. Việc chăm lo đời sống cho LĐN luôn được các cấp công đoàn tập trung thực hiện.

Chăm lo đời sống cho lao động nữ
Tập tàng mà nấu canh tôm

Trời nắng hanh hao, tần ngần một hồi trước quầy rau củ và lời mời chào của dì bán rau, ánh mắt tôi dừng lại trước mớ rau tập tàng non xanh nằm lẫn giữa đám xà lách và tần ô. Trời này mà húp một ngụm canh rau tập tàng nấu tôm thì cứ phải gọi là mát lòng mát dạ.

Tập tàng mà nấu canh tôm
Chuối trong đời sống của người Huế

Chuối là loại cây nhiệt đới có mặt ở hơn một trăm quốc gia trên thế giới. Là một trong những nơi phát xuất đầu tiên của cây chuối, các dân tộc sinh sống ở Đông Nam Á đã sớm biết sử dụng cây chuối một cách đầy sáng tạo trong muôn mặt của đời sống. Không những thế, đặc tính của cây chuối cũng trở thành “phương tiện” để chuyển tải nhiều triết lý sâu sắc về thế giới quan và nhân sinh quan.

Chuối trong đời sống của người Huế

TIN MỚI

Return to top