ClockThứ Ba, 27/04/2021 14:15

Cội nguồn

TTH - Lần này chị ra chơi mình mới có thời gian chở đi lòng vòng quanh Huế. Đến chỗ nào chị cũng hết lời khen ngợi, rồi livestream cho bạn bè xem. Tới chỗ đài phun nước trước UBND tỉnh chị dừng lại một lúc lâu rồi bảo Huế giờ khác quá: đẹp và sạch sẽ.

Ruốc kho của mạHuế nhỏ nhỏMùi Huế

Đường nào cũng có cây xanh. Thích nhất vẫn là những quán cà phê bên sông. Ngồi ở đó ngắm sông Hương rồi tận hưởng cảm giác mát lạnh từ hơi nước thổi vào, thật sảng khoái! Chị diễn tả với bạn ở quê nhà. Dù là dân buôn bán nhỏ lẻ nhưng chị luôn biết cách sắp xếp công việc để tận hưởng cuộc sống. Mỗi sáng sớm sau khi dậy từ 5 giờ đến lò mổ lấy thịt heo về làm sạch lại rồi phân miếng, làm chả, ướp thịt cốt lết... cho khách, chị chở hàng ra chợ bán. Quầy thịt lợn của chị không lớn, mỗi ngày chỉ bán từ nửa con loại to nhưng lúc nào cũng đông khách. Người ta chọn hàng thịt của chị đơn giản là bởi miếng thịt được chọn lựa kỹ, tươi ngon, giá cả phải chăng.

Chị bảo những đợt thịt tăng giá “phi mã”, có khi lấy giá gốc đã 110-130 ngàn đồng/kg nhưng vẫn cố giữ giá cho khách hàng. Quan trọng hơn, chị vẫn chọn lợn ngon nhất, loại nuôi đủ tháng và được cho ăn thức ăn nấu chứ không vì lợi nhuận mà mua lợn non hoặc lợn bệnh mà bán cho khách hàng. “Người ta ăn miếng thịt là biết ngay lợn như thế nào. Lợn nuôi đủ tháng, ăn thức ăn tự nhiên sẽ có thịt thơm ngọt, thớ thịt săn chắc. Ngược lại lợn nuôi thúc, chỉ ăn thức ăn công nghiệp thịt sẽ bở, không ngon”, chị nói. Đó cũng là lý do khiến hàng thịt của chị lúc nào cũng đông người mua và hết hàng sớm nhất. Điều đó đôi lúc cũng khiến những tiểu thương khác không hài lòng. Nhưng với chị làm ăn quan trọng là cái tâm. Buôn bán càng chú trọng điều đó. Người mua nhầm chứ người bán thì khó nhầm. Không thể vì chút lợi nhuận mà lừa khách hàng, bán hàng kém chất lượng. “Kiểu làm ăn vậy sẽ khó bền”, chị đúc kết sau mấy chục năm theo nghề.

Bây giờ tuổi đã lớn, chị nghĩ mình đã đủ thời gian và kinh nghiệm bán buôn, cũng không phải đua tranh với đời. Hàng ngày vẫn miệt mài kiếm tiền nhưng cũng sắp xếp thời gian cho bản thân. Con cái chị giờ đã yên bề gia thất. Chỉ còn đứa út đang đi bộ đội. Một vài tuần chị tranh thủ đi thăm con, còn lại thời gian sau buổi chợ chị tranh thủ tập thể dục và gặp bạn bè.

“Bây giờ thêm niềm vui nữa là ra Huế thăm bà con. Trước vì công việc vài năm, thậm chí chục năm chị mới ra Huế. Chừ thì đường sá thuận tiện, chạy xe máy vài tiếng là tới mà lười chạy xe thì đi tàu, đi ô tô, chớp mắt là tới Huế. Ra đây, thích nhất là không khí trong lành và đồ ăn ngon lại được nghe tiếng mẹ đẻ nên mọi thứ thân quen lắm. Có vẻ như khi người ta càng có tuổi càng muốn tìm về cội nguồn, tìm về những điều xưa cũ”, chị nói.

Tôi mỉm cười nghĩ, mình may mắn hơn vì không phải mất công làm điều đó. Bởi tất cả tuổi thơ, thanh xuân rực rỡ và cuộc sống tươi đẹp của mình gắn liền với Huế. Thế mới thấy, đôi khi những thứ bình thường nhất của người này lại là mơ ước khát khao của người kia. Như sáng nay, khi đăng ảnh tô cơm hến trên nhóm kín, những bạn học xa Huế lâu ngày ồ lên: “Ôi nhớ Huế quá chừng, thèm lắm một tô cơm hến”, kèm mấy cái icon buồn hiu. Còn mình tất nhiên là “hả hê” lắm vì được ăn ngon, giá rẻ, lại còn check-in miễn phí khắp Huế nữa...

Hồng Tâm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tình yêu Hà Nội của một người Huế

Tôi cầm trên tay tập thơ Phở bia hơi và lời yêu Hà Nội của tác giả Nguyễn Duy Tờ trong những ngày lòng ngập tràn nhớ nhung Hà Nội - nỗi nhớ của một người Huế trót yêu vùng đất Hà thành và mùa thu chốn ấy.

Tình yêu Hà Nội của một người Huế
Chuyển mùa

Đã qua tiết thu phân. Ngọn gió ngoài sông phả về hơi lạnh nghe ra mùi hương đất đai kỳ hoai ủ. Con nhóc giờ này năm xưa rén nhẹ bước chân vo bơ gạo độn khoai, rang thêm mẻ hạt dầu với ruốc. Một phần cho mẹ ra đồng, phần nữa con theo đám các bà dì đi qua chợ huyện rồi đến trường học. Những ngọn đồi mù mịt trong mưa. Đứa trẻ mắt nhắm mắt mở thấy mình mãi vòng quanh không qua hết bìa rừng... Nó ứa nước mắt thèm ngủ vùi trong mùi lá còn vương.

Chuyển mùa
Cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Việc cắt tỉa cây, mé cành là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người dân và bảo vệ hệ thống cơ sở hạ tầng trong mùa mưa bão. Vì vậy, Trung tâm Công viên cây xanh Huế và Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đã chủ động thực hiện nhiệm vụ này.

Cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão
Return to top