ClockThứ Sáu, 14/04/2023 14:14

Con cháu tận tình

Mấy chục năm nay gia đình tôi sống ở khu chung cư Đống Đa (thành phố Huế). Nhà tôi ở là một căn hộ nhỏ trong một ngôi nhà dài mấy chục mét. Cạnh nhà tôi có gia đình một ông giáo đã nghỉ hưu. Ông bà tuổi đã ngoài tám mươi. Do tuổi cao, sức yếu nên ông giáo hầu như suốt ngày chỉ ở quẩn quanh trong nhà. Ông bà có hai người con, một trai, một gái. Họ đều đã có gia đình riêng, nhà cửa riêng.

Hàng ngày, ngày nắng cũng như ngày mưa, chúng tôi đều thấy chị con gái chạy xe từ nhà đến và đưa thức ăn sáng cho cha mẹ, khi thì hộp xôi, khi thì bát bún nóng… Ở lại trò chuyện với cha mẹ vài ba chục phút rồi chị vui vẻ xin phép bậc sinh thành ra về để đi làm việc ở cơ quan. Những ngày được nghỉ vào cuối tuần, chị thường ở lại với cha mẹ lâu hơn và làm đủ việc để cho ông bà được vui như quét nhà, lau nhà, giặt giũ…

Nhiều ngày chị còn đưa hai đứa con nhỏ xuống chơi với ông bà để ông bà được vui. Cháu kể chuyện trường, lớp cho ông bà nghe, ông bà bày cho các cháu làm các đồ chơi bằng giấy trắng, giấy màu. Nhiều lần đi qua cửa nhà ông bà nhìn vào thấy cảnh ấy, bà con trong chung cư ai cũng vui, cũng thích. Nhìn người con gái tận tình chăm sóc cha mẹ, tôi chợt nhớ tới câu ca dao xưa lưu truyền khắp các làng quê:

Trai mà chi, gái mà chi

Miễn là có nghĩa, có nghì thì thôi.

Người Việt Nam, xưa cũng như nay, ở nông thôn cũng như ở thành thị rất coi trọng chữ “hiếu”. Người nào có hiếu, biết kính trọng, chăm sóc ông bà, cha mẹ hết lòng thì được láng giềng, chòm xóm trân trọng, quý mến. Ai bất hiếu với các bậc sinh thành thì bị mọi người khinh ghét, coi thường bất kể người đó giàu sang hay có chức này, tước nọ…

Chứng kiến cảnh người con gái tuổi đã ngoài bốn mươi, dù ra ở riêng đã hàng chục năm rồi vẫn hết lòng thương yêu, tận tình chăm sóc cha mẹ, tôi cũng như bà con trong chung cư ai cũng quý mến cô. Nhiều chàng trai, cô gái tuổi mười chín, đôi mươi đều lấy đó làm bài học cho mình trong việc ứng xử với những người đã sinh ra mình, nuôi dưỡng, dạy dỗ mình lớn khôn…

HUY THẢO
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tận tình như người anh, thân thiết như người bạn

Với những chiến sĩ mới nhập ngũ, khẩu hiệu “Đơn vị là nhà, cán bộ, chiến sĩ là anh em” càng thêm ý nghĩa với sự giúp đỡ, bảo ban tận tình từ những điều nhỏ nhất của cán bộ đơn vị.

Tận tình như người anh, thân thiết như người bạn
“Mạ già lút cút lui cui”

Quyển sách thơ nhỏ thôi, những đóa hồng vàng nổi bật trên nền bìa màu xanh là món quà quý mà chị nhận được từ vị Tỳ Khưu đáng kính, sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh - chùa Huyền Không Sơn Thượng.

“Mạ già lút cút lui cui”
Tản mạn chuyện quán xá

Nhiều quán bán hàng đã để lại ấn tượng, tình cảm tốt đẹp trong lòng khách với sự phục vụ tận tình, chu đáo.

Tản mạn chuyện quán xá
Bám chốt, tận tình với người dân

Có mặt tại chốt số 5 (huyện Phú Lộc) khi trời đã quá trưa, thời tiết lại nóng gắt, Thiếu tá Nguyễn Văn Tuyến, Ban CHQS huyện Phú Lộc vẫn đang cầm chiếc loa, hô lớn: “Bà con ngồi giãn ra, mỗi người cách nhau ít nhất 2m. Chúng tôi sẽ đưa cơm, nước tới tận nơi cho bà con”.

Bám chốt, tận tình với người dân
Tận tình với người có công

Công tác chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho người có công (NCC) với cách mạng luôn là nghĩa cử cao đẹp được Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị và toàn xã hội chung sức thực hiện. Đáp lại sự tận tâm đó, NCC đang vươn lên và có nhiều đóng góp hữu ích cho xã hội.

Tận tình với người có công
Return to top