ClockThứ Tư, 16/03/2022 14:05

Để đồng bào có lương hưu, cần sự tiếp sức

TTH - Đồng bào A Lưới mong muốn có lương hưu nên nhiều người hưởng ứng tích cực chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Tuy nhiên, nhiều người gặp khó khăn khi bắt đầu từ năm 2022, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng... Họ đang cần được sự tiếp sức của các ban, ngành.

Kế hoạch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 01 và tháng 02 năm 2022Những điểm mới về lương hưu, BHXH từ năm 2022

Chị Krê Thị Hợi được tặng sổ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Nguyên Giám đốc BHXH huyện A Lưới Nguyễn Văn Hiển xác định, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH và BHYT bắt buộc trên địa bàn lâu nay rất khó khăn. Bởi lẽ, nhóm đối tượng này, khối cơ quan Nhà nước thực hiện tinh giảm biên chế; các đơn vị hành chính sáp nhập theo địa giới hành chính từ 20 xã, 1 thị trấn nay giảm xuống còn 17; các doanh nghiệp đều nhỏ và siêu nhỏ, sức cạnh tranh thấp, hoạt động cầm chừng không hiệu quả.

Theo phân tích của ông Hiển, nhóm đối tượng xin hưởng trợ cấp BHXH 1 lần đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện cũng được BHXH huyện hướng đến. Họ còn trẻ, chưa suy nghĩ thấu đáo đến tương lai, chỉ nhìn cái lợi trước mắt nên khi đến cơ quan BHXH nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần, BHXH huyện tư vấn, giải thích ngay. A Lưới hiện có 1 đại lý thu BHXH của Bưu điện và 18 đại lý thu BHXH thuộc UBND các xã và thị trấn với 44 nhân viên.

Bắt đầu từ tháng 1/2022, đồng bào tham gia BHXH tự nguyện ở A Lưới giảm hẳn do mức đóng được điều chỉnh tăng cao. Chia sẻ khó khăn với người dân, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Huế đã đóng góp gần 1 tỷ đồng tặng thẻ BHYT và sổ BHXH đến người dân A Lưới. Hơn 170 sổ BHXH, tương đương 605.880.000 đồng, thời hạn từ tháng 2/2022 đến tháng 1/2023 (phương thức đóng 12 tháng) và 420 thẻ BHYT, tương đương 337.920.000 đồng, thời gian hỗ trợ đóng BHYT từ tháng 2/2022 đến tháng 1/2023.

Những người được tặng sổ BHXH và thẻ BHYT là người dân tộc thiểu số hoặc người mới thoát nghèo có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ưu tiên cán bộ không chuyên trách tại tổ, thôn, bản; công an viên, cán bộ làm công tác y tế tại các tổ, thôn, bản chưa tham gia BHXH tự nguyện năm 2021. Người thuộc hộ gia đình dân tộc thiểu số sinh sống tại các xã khu vực I quy định tại Quyết định số 861/QĐ-TTg và xã mới đạt chuẩn nông thôn mới, người có hoàn cảnh khó khăn chưa tham gia BHYT năm 2022 sẽ được tặng thẻ BHYT.

Chị Krê Thị Hợi, thôn Tà Roi, xã A Ngo, huyện A Lưới cho biết: Tôi hiểu rất rõ những lợi ích từ việc tham gia BHXH tự nguyện mang lại khi về già. Thế nhưng, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, thu nhập bấp bênh, phụ thuộc vào công việc làm thuê của chồng và may vá sửa áo quần cũ của tôi nên hiện trong gia đình chỉ mới có một người tham gia BHXH tự nguyện. Dịp này, tôi được BHXH tỉnh tặng sổ BHXH nên rất xúc động.

Cùng với sổ BHXH đã được đóng trong vòng 1 năm với trị giá trên 3,5 triệu đồng như chị Hợi, gia đình anh Đoàn Minh Thoan (A Ngo) còn được tặng thêm 1 thẻ BHYT cho người vợ để cùng tham gia BHYT hộ gia đình. Với mức phụ cấp hàng tháng gần 1,5 triệu đồng cho chức vụ trưởng thôn, anh Thoan cho biết, sẽ dành một phần để tiếp tục đóng BHXH những năm tiếp theo.

Chị Hồ Thị Hoa, người dân tộc Pa Cô, đại lý thu BHXH ở xã A Roàng, chia sẻ: Từ sự hỗ trợ của các đơn vị, chị lại tiếp tục vận động bà con dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy tham gia. Kinh nghiệm của chị Hoa là tranh thủ vận động tham gia BHXH mọi lúc và mọi nơi theo kiểu “mưa lâu, thấm đất”. Đi đâu có dịp là chị tiếp cận đối tượng ngay, thỏ thẻ giải thích, vận động. Ai nói “chưa thông” thì gửi lại tờ rơi để tranh thủ cầm về nhà đọc nghiên cứu, tìm hiểu thêm. Rất nhiều đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của chị Hoa bắt đầu từ đó.

Cũng theo nhiều đại lý thu, từ sự hỗ trợ ban đầu cho đồng bào khi mua thẻ BHXH, BHYT, chắc hẳn sẽ dần thành một thói quen để người dân hình thành thói quen biết tích cóp để có thể lo cho bản thân khi về già. Vấn đề còn lại, các đại lý phải hiểu được địa bàn, nắm chắc đặc điểm của mỗi nhóm đối tượng để tuyên truyền cho hiệu quả. Thế nên, không nên tuyên truyền dàn trải mà chỉ cần “ngắm” đến từng nhóm một trên cơ sở rà soát, phân loại với nguyên tắc “dễ trước - khó sau”, từ những đối tượng đã tham gia tiếp tục tạo hiệu ứng, lan tỏa dần trong xã hội.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô

Vùng đất phía tây Thừa Thiên Huế không chỉ thu hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn nhờ vào sự đa dạng về văn hóa và nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong đó, nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô đã trở thành một biểu tượng đặc sắc, mang trong mình những giá trị lịch sử và tâm linh. Giữa dòng chảy của thời gian, ông Cu Đài, một nghệ nhân điêu khắc gỗ đã nỗ lực hết mình để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.

Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô

TIN MỚI

Return to top