ClockChủ Nhật, 10/11/2019 10:23

Đi chợ cũng lắm chuyện hay

TTH - Nếu ai đó thường hay đi chợ - chợ truyền thống, từ thành phố đến vùng nông thôn, nhất là đàn ông sẽ càng nhận ra nhiều điều thú vị.

Đàn ông đứng bếp

Bây giờ ra chợ không thiếu đàn ông mua, bán - Bình đẳng ở đó chứ đâu!

Tôi là người hay đi chợ. Chợ có cái hay của chợ. Chẳng những thế, nó còn thể hiện nhiều mặt của đời sống xã hội. Nghĩa là chúng ta hiểu hơn một phần nào đó của cuộc sống. Người ta chẳng bảo – biết đời sống của người dân vùng đó thế nào thì cứ đi ra chợ.

Tôi thích cái không khí ở chợ là bởi sự lao xao sinh động. Vẻ tấp nập nhất là chợ đầu mối. Ở Huế có chợ đầu mối Đông Ba, Phú Hậu nổi tiếng. Nó là một trung gian phân phối hàng hóa, e chừng là cho cả tỉnh. Hàng hóa từ các nơi đổ về đây vào buổi sáng, rất sớm, có khi là từ đêm trước. Rồi từ đây tỏa đi khắp nơi.

Thì cũng trao đổi hàng hóa ấy thôi, nhưng không phải chợ nào cũng giống chợ nào. Nếu quan sát kỹ, mỗi chợ có những đặc trưng riêng. Nó có khi là nét văn hóa của một vùng đất. Chè thì ở đâu chẳng có, nhưng chè Truồi, chè Tuần là nổi tiếng. Thịt heo mà mua ở chợ Tuần là rất “chon” (tiếng địa phương), ở nhiều chợ khác không được tiếng này. Ở Vinh Mỹ có chợ lá mùng năm. Vỹ Dạ có chợ Gia Lạc họp vào mùng hai tết. Rồi chợ nổi Vinh Hiền, chợ nón Dạ Lê… Không phải chỉ nước mình có chợ mà nhiều nước khác cũng có chợ. Đã chợ là trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, chợ của các nước có vẻ khác chợ Việt; chợ của phương Tây khác chợ phương Đông. Có nhiều chợ sinh ra với mục đích là để phục vụ du lịch là chủ yếu. Ở Pari nghe bảo có chợ mang tên gọi của Đại văn hào Victor Hugo. Bắc Kinh có chợ gọi là chợ Ngoại giao, trả giá kinh hồn, còn hơn chợ Việt. Có món hàng một trăm tệ (tiền của Trung Quốc), trả giá ba mươi tệ họ vẫn bán. Ấy là hướng dẫn viên du lịch bày cho…

Nghe chợ truyền thống Việt trả giá cũng là một sự lạ, thành quen. Chuyện cò kè mười lăm mười bảy, hai mốt hai hai. Chuyện nhất giá rồi còn nhón tay thêm một con tôm, một hai trái ớt. Chuyện thêm bớt này tôi chắc chắn là hàm chứa “tư duy tiểu nông”, cò con nhỏ lẻ. Vì khi nào cũng nghĩ mình bị thiệt, hoặc thêm một chút nữa cho riêng  mình, dù điều đó không đáng là bao. Điều này nó tạo thành một thói xấu phổ biến cho người Việt đi chợ - thế nào cũng phải trả giá. Trả giá lâu ngày trở thành một thói quen chứ chưa chắc gì được lợi. Bởi người bán cũng quá hiểu tính chất này. Nếu bán đúng giá là hai mươi ngàn, tuy nhiên họ biết thế nào người mua cũng trả giá nên nói hai mươi hai, người mua trả xuống hai mươi là vừa. Một cân đáng ra mười lạng thì họ xi xích một tí, người mua thêm một tí là vừa. Điều này là hoàn toàn không hay. Cho nên tôi muốn một góc nhìn hay hơn đôi chút. Họ bảo phụ nữ là vậy, ấy là sự chắt chiu cho gia đình.

Không biết từ bao giờ, chuyện đi chợ, lo cơm nước cho gia đình, “đàn ông lo nhà, đàn bà lo bếp”…  như là chuyện “mặc định” trong xã hội. Ở những vùng mà dân trí thấp, như vùng nông thôn, người nghèo, phụ nữ làm ra ít tiền… chẳng hạn, thì chuyện phụ nữ “lo bếp” xem như là chuyện đương nhiên. Họ lo bếp mãi cho nên trở thành “yếu thế”, ít có điều kiện giao du, đi đây đi đó, học hỏi… và đến một lúc trở thành “yếm thế”. Không ít vụ bạo lực gia đình mà nạn nhân là phụ nữ. Không phải chuyện đánh đập mới là bạo lực gia đình. Mà nó còn là chuyện nạt nộ, coi thường… Xã hội chúng ta không thiếu những chuyện như vậy nhưng ít người muốn nói ra, chủ yếu là đóng cửa bảo nhau. Tình trạng này ở vùng nông thôn nhiều hơn thành thị; ở vùng có trình độ thấp nhiều hơn ở vùng trình độ cao; ở những gia đình gia trưởng nhiều hơn những gia đình bình đẳng… Phương Tây không có vậy, họ bình đẳng ngay trong cả những sinh hoạt thường ngay của gia đình. Kiểu như – tôi nấu cơm thì anh rửa chén, con cái phải dọn bát đĩa…

Thế thì chuyện đi chợ cũng cho chúng ta vài điều ngẫm nghĩ. Người đàn ông năng đi chợ để hiểu hơn và cảm thông hơn về những gì phụ nữ đang làm. Và cũng có thể - chợ sẽ bớt trả giá, sẽ bớt đi nhón thêm con tôm trái ớt, bởi điều ấy chẳng là gì và là chuyện chẳng nên làm.

Bài: CÁT SƠN - Ảnh: MINH CHÂU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng

Nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ có khi vẫn chưa nhận ra được mình đang hoặc đã từng bị bạo lực giới, dù ở mức độ ít hay nhiều, nặng hay nhẹ. Một khi nhận diện được vấn đề này, phụ nữ hay trẻ em gái mới có thể phát huy và thúc đẩy bình đẳng trong cuộc sống.

Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng
Giúp bà con có thêm kiến thức về pháp luật và bình đẳng giới

Tuy mới đi vào hoạt động chưa lâu, nhưng các tổ truyền thông cộng đồng (TTCĐ) ở huyện A Lưới đã xây dựng được các hình thức tuyên truyền đa dạng, phù hợp với từng nội dung, đối tượng người dân, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về bình đẳng giới (BĐG), giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ (PN) và trẻ em (TE).

Giúp bà con có thêm kiến thức về pháp luật và bình đẳng giới
Tôi đi chợ

Con bé cột hai bím tóc và cái mũ nan rộng vành ngơ ngác, phố Trần Hưng Đạo xe cộ nườm nượp. Nó hoa mắt với hàng quán đầy ắp hàng hóa, người chen chúc như đi hội. Đó là lần đầu vô phố tôi đi chợ Đông Ba.

Tôi đi chợ
Quà chợ

Sáng sớm, cha đã đạp xe ra đồng thăm lúa. Loanh quanh một vòng xem xét nước nôi, sâu cỏ..., vừa dong xe về tới cổng thì cũng đúng lúc nghe tiếng mẹ rổn rảng vọng vào từ đầu ngõ.

Quà chợ

TIN MỚI

Return to top