ClockThứ Năm, 20/05/2021 15:33

Dịch chuyển nghề trong mùa dịch

TTH.VN - Ngoài những người may mắn có công việc ổn định thì không ít người đang lâm cảnh thất nghiệp hoặc buộc phải xoay chuyển sang nghề mới để kiếm sống.

Đại dịch ngày càng thu hẹp cơ hội việc làm của phụ nữĐồng hành cùng người lao động vượt qua đại dịchTạo nghề cho lao động thất nghiệp

Nhiều người tạm dịch chuyển sang những ngành nghề ít chịu ảnh hưởng do dịch, trong đó có nghề giao hàng

Khi một số thôn của huyện Phú Lộc và Phong Điền thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, cuộc sống, công việc một số gia đình bị đảo lộn.

Tính đến ngày 19/5, toàn tỉnh có 3.884 trường hợp cách ly tại các cơ sở tập trung, cơ sở y tế và nơi lưu trú. So với trước đó 1 ngày là ngày 18/5, toàn tỉnh có 5.564 trường hợp cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung, cơ sở y tế và nơi lưu trú. Chỉ tính riêng số người cách ly tập trung và cơ sở y tế gần cả nghìn người thì những trường hợp này gần như đều mất hơn 3 tuần phải tạm ngưng việc, mất thu nhập hoàn toàn, nhất là những trường hợp làm công ăn lương hay lao động tự do.

Ngoài những người may mắn khi làm công việc ổn định, không bị tác động bởi đại dịch COVID-19 thì một số người lâm cảnh thất nghiệp, buộc phải xoay chuyển sang nghề mới.

Qua các đợt dịch bùng phát, ngành du lịch, dịch vụ, vận tải, làm đẹp... được cho là điêu đứng nhất, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Chị Kim Liên, nhân viên Khách sạn Asia, TP. Huế phải tạm nghỉ việc nhiều tháng liền. Thời gian này, để đảm bảo thu nhập chi tiêu cho gia đình, lo tiền ăn, tiền học cho 2 con, chị Liên phải làm nghề "chân chạy". Vừa chạy bàn, ship đồ uống cho một quán cà phê ở đường Dương Văn An, TP. Huế, chị Liên còn tranh thủ thời gian nửa ngày còn lại cùng với hội bạn gói các loại bánh: nậm, lọc, ít... phục vụ khách địa phương cũng như đóng hàng chuyển đi TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Nghệ An... 

Nhiều người dự tính sẽ tiếp tục hành trình tìm việc làm mới sau khi dịch được kiểm soát

Dịch bùng phát, Ngô Nhật, ở phường Thủy Dương, TX. Hương Thủy phải nghỉ việc tại đơn vị đang thi công sân gôn ở Thủy Dương do đơn vị này ngưng hoạt động vì dịch. Thế là Nhật tận dụng xe máy có sẵn và trang bị thêm mũ bảo hiểm, khẩu trang y tế, mũ chống tia bắn giọt chuyển sang nghề chạy grab kiếm sống. Công việc tuy bấp bênh, nhưng bình quân một ngày làm vài "cuốc" thồ, Nhật kiếm được khoảng 200 nghìn đồng. So với thời buổi hiện nay, khoản thu nhập này cũng tạm ổn để "đắp đổi qua ngày".

Là nhân viên một trường mầm non tư thục trên địa bàn TP. Huế, Trần Nguyên Tùng, ở Phú Mậu, Phú Vang cũng phải xoay việc vì nhà trường tạm nghỉ trông trẻ vì dịch. Có nghề "tay trái" về y tế, Nguyên Tùng đăng ký tăng giờ làm tại một phòng khám tư nhân và nhận bán, giao hàng online để bù lại thời điểm thất thu từ nghề chính.

Chị Phan Thu Anh, hướng dẫn viên du lịch cũng ở nhà phụ mẹ nhận gói bánh chưng và kiêm luôn shipper kể từ đầu mùa dịch COVID-19 bùng phát vào năm ngoái. Xem như 2 năm hành nghề thất bát, chị Thu Anh đành "chen chân" vào nghề gói bánh chưng gia truyền của ba mẹ để kiếm đôi ba đồng trang trải chi tiêu trong gia đình.

Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, trên địa bàn tỉnh có hơn 7.500 người mất việc. Đây chỉ là con số thống kê được từ nguồn lao động có ký hợp đồng lao động chính thức. Nếu tính thêm số lao động phi chính thức bị mất việc, giảm việc, thất nghiệp chắc chắn sẽ cao hơn nhiều. Kể cả qua 4 lần dịch bùng phát, trường hợp giảm việc, giãn việc, giảm thu nhập có lẻ phải đến con số ở hàng chục nghìn người. 

 

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 22/11, tại thị trấn Phú Đa (Phú Vang), Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo- Người tàn tật vàTrẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng phối hợp Hội Người khuyết tật- Bảo trợ người khuyết tật & trẻ mồ côi Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình trao quà hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 6,với tổng trị giá gần 127 triệu đồng.

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội

Tuyển công nhân đóng gói tại Hà Nội đang thu hút sự chú ý của người lao động, với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Trong bối cảnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần bổ sung hàng ngàn lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu thị trường. Dưới đây là thông tin chi tiết về cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại thủ đô

Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội
Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động

Ngày 15/11, Trường đại học Phú Xuân, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sự kiện “PXUni Job Festival 2024” với sự tham gia của gần 20 doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang đến hơn 500 cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên và người lao động.

Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

Ngày 5/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Fédération Handicap International (Humanity & Inclusion) (HI) tại Việt Nam tổ chức hội thảo khởi động dự án "Tăng cường tiếp cận thông tin và cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số phù hợp" giai đoạn 2024-2027.

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

TIN MỚI

Return to top