ClockThứ Tư, 25/03/2020 06:24

Đừng vì cái lợi trước mắt

Ba C. ốm nặng, cô và V. quyết định làm đám cưới sớm hơn dự định.

Hôn lễ được ấn định vào một ngày chủ nhật trung tuần tháng 3. Nhưng rồi, đại dịch hoành hành toàn cầu, sự lây lan nhanh và khó kiểm soát của bệnh COVID-19 là điều ai cũng dễ dàng nhận thấy. Thực hiện theo khuyến cáo của ngành y tế, C. và V. quyết định hoãn đám cưới để phòng lây nhiễm bệnh do tụ tập đông người. Điều đáng buồn là nhà hàng trên đường P., nơi hai bạn đặt tiệc đã có hành động không đẹp. Chuyện là, dù hai bạn đã liên hệ với nhà hàng trước 1 tuần để báo hoãn đám cưới nhưng chủ nhà hàng đã cương quyết không trả lại số tiền 5 triệu đồng đặt cọc cho 400 suất ăn, kể cả khi hai bạn xin chịu thiệt một nửa. Ngoài lý lẽ làm đúng theo hợp đồng, chủ nhà hàng có đưa ra một số lý do khác như mua rau với số lượng lớn, đã hợp đồng với ban nhạc và nhân công phục vụ...

Những lý do nhà hàng đưa ra không hợp lý, bởi không một đầu bếp nào lại mua rau trước một tuần để chế biến món ăn khi mà thị trường hiện nay nguồn cung rau rất phong phú; hay, tiệc chưa tổ chức thì vấn đề về ban nhạc hay nhân viên phục vụ vẫn có thể thương lượng được.

Ngoài C. và V., mấy ngày qua tôi cũng liên tiếp nhận được hai thông báo từ bạn bè về việc hoãn đám cưới của con với lý do như trên. Trong đó, chị T., dự định tổ chức đám cưới cho con trai trước C. và V. một ngày, tiệc dự định tổ chức ở nhà hàng N., với số lượng dự kiến là 1.000 khách, tiền đặt cọc là 20 triệu đồng và đã được nhà hàng hoàn trả đầy đủ. Được biết, một số chủ nhà trọ cũng tự giác giảm tiền nhà cho sinh viên vì họ phải giữ nhà nhưng do dịch bệnh không đi học nên không đến ở. Và, còn nhiều hành động rất nhân văn trước đại dịch.

Trong khi cả cộng đồng đang chung tay đẩy lùi đại dịch thì đã có những người vì một chút tư lợi mà hành xử kém nhân văn, thiếu tình người như thế. C. và V. là những người trẻ mới vào đời nên điều kiện kinh tế còn nhiều thiếu thốn, số tiền 5 triệu đồng thực sự không nhỏ với các bạn. Nhưng nếu làm một phép tính về kinh tế thì tin rằng, khó khăn của C. và V. rồi sẽ qua; còn với nhà hàng kia, thay vì có thêm khách hàng thân thiết, họ sẽ mất nhiều đơn đặt hàng nếu người thân, người quen của hai bạn trẻ biết được cách hành xử của họ hôm nay.

ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bên ngoài ô cửa có mây bay

Cơn đau bất ngờ ập đến khiến cả người Trúc toát hết mồ hôi lạnh. Cô đưa tay giật chiếc khăn trùm vướng víu trên đầu. Từng giọt mồ hôi túa ra như hạt đậu trên chiếc đầu không còn một sợi tóc của Trúc.

Bên ngoài ô cửa có mây bay
Đôi mắt hoa cúc biển

Tôi không thích cái cách hắn bước vào cuộc đời tôi nhẹ tênh đến thế, không thích cả cách hắn cười mỗi khi hắn tỏ ý trêu tôi, thậm chí cả ghét với việc hắn khoe đã làm xong một bài thơ và lấy tôi làm “nàng thơ” của hắn. Tôi ghét việc hắn tỏ ra là lãng tử, nghĩ mình lúc nào cũng được khối con gái theo và cả việc tán tỉnh được tôi chỉ là vấn đề thời gian như cách mà hắn nói với đám bạn của hắn. Thế mà trời xui đất khiến thế nào chúng tôi lại vào chung một tổ hợp văn chương: Hắn làm thơ còn tôi viết văn.

Đôi mắt hoa cúc biển
Hong củi sưởi ấm quê

Tháng Mười, những cơn gió lành lạnh vi vút cửa sổ bên nhà, lớp bùn đất, cây cối ngổn ngang sau trận bão đang nằm chờ tay người dọn. Mẹ đứng ngồi không yên, ra vào liên tục. Chiếc nón lá ngấm nước bao ngày nay, đã đen và có dấu hiệu mốc. Mùi ẩm ướt bay khắp gian nhà vừa mới được chút nắng le lói chiếu qua. Cứ thế rồi tháng Mười đến, mang theo những mong manh ùa về nơi căn bếp ám mùi khói chiều. Dàn củi được mẹ sắp ngay ngắn, củi tươi, củi khô để tách riêng, củi lớn mẹ dùng để nấu bánh, chạy mối buổi sáng sớm.

Hong củi sưởi ấm quê
Làng trong nỗi nhớ

Ba năm sau, Huân mới có dịp về làng Dương Nỗ. Sau khoảng thời gian dài dằng dặc xa làng, những lời hẹn thề sẽ trở về làng trong một ngày không xa tưởng chừng đã đi vào quên lãng.

Làng trong nỗi nhớ
Return to top