ClockThứ Ba, 25/06/2024 06:58

Gắn kết hạnh phúc

TTH - Lắng nghe, thấu hiểu là sợi dây liên kết bền chặt cho hạnh phúc gia đình. Việc lắng nghe, đồng cảm, thấu hiểu có thể là một giải pháp chữa lành những mâu thuẫn trong gia đình, chữa lành những tổn thương mà mỗi người gặp phải trong cuộc sống.

Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ emTP. Huế phát động thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình

 Chia sẻ kinh nghiệm về chủ đề lắng nghe, thấu hiếu trong xây dựng gia đình hạnh phúc

Ở phường An Cựu, TP. Huế, nhắc đến gia đình hạnh phúc tiêu biểu, mọi người nhớ ngay đến gia đình vợ chồng anh Trịnh Hồng Khoái và chị Văn Thị Hằng Nga. Đó không chỉ là những bằng khen, giấy khen vợ chồng chị được nhận trong các đợt tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu của các cấp, ngành mà chính là sự lắng nghe, sẻ chia và yêu thương.

Chị Nga trải lòng, hạnh phúc không tự nhiên mà đến nếu không biết vun trồng, chăm sóc. Chị kể, trước đây chồng chị có tính gia trưởng, ngại phụ giúp việc nhà cùng vợ. Nhưng mình không giải quyết nỗi ấm ức đó bằng những cuộc cãi cọ mà dùng biện pháp mưa dầm thấm lâu. Bản thân mình cũng luôn làm tròn trách nhiệm cả cơ quan, gia đình nội ngoại, lẫn việc nhà. Dạy con biết tự lập, để đỡ đần mẹ...

Chính nỗ lực của bản thân, khiến chồng chị thêm yêu vợ và các con chị cũng yêu thương ba, mẹ, luôn nỗ lực đền đáp. Là cán bộ phường, chồng là công nhân, kinh tế không khá giả, nhưng chị Nga chưa bao giờ để cuộc sống gia đình bị chi phối bởi tiền bạc. “Trong mọi hoàn cảnh mình đều phải biết cách chi tiêu hợp lý, chẳng hạn lúc khó khăn thì chỉ dành chi tiêu cho việc ăn uống hàng ngày và việc học của con”, chị Nga bộc bạch. 

Lắng nghe, thấu hiểu là bí quyết giúp vợ anh Nguyễn Văn Ngọc, đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Khách sạn Kinh Thành Huế giữ hạnh phúc nhiều năm nay. Anh Ngọc nhớ lại, thời điểm dịch COVID-19, khách sạn ít khách nên việc làm của anh cũng bữa được bữa mất. Sau khi nghe anh tâm sự, chị Thủy, vợ anh Ngọc vừa động viên chồng vừa lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu, đồng thời tranh thủ diện tích đất vườn trồng thêm rau xanh. Thương ba mẹ vất vả, hai con anh Ngọc luôn chăm ngoan, học giỏi. Khó khăn về vật chất, song chính sự đồng cam cộng khổ, đã giúp gia đình anh Ngọc vượt qua giai đoạn khó khăn, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Anh Ngọc tâm sự: “Để xây dựng hạnh phúc, vợ chồng cần nói cho nhau nghe những điều mình suy nghĩ và mong ước, lựa lời mà nói và chọn cách nói làm sao để người kia chấp nhận dễ dàng. Qua những góp ý, chúng tôi tự làm mới mình, hoàn thiện bản thân hơn, làm gương cho con cái. Chính sự đồng cảm này mà cả anh chị đều là điểm tựa tinh thần, giúp nhau hoàn thành tốt công việc”.

Theo PGS.TS. Đinh Thị Hồng Vân, Phó khoa Tâm lý - Giáo dục Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế, mỗi người sẽ có tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc riêng, nhưng nhìn chung đều bao gồm các yếu tố lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng, trách nhiệm, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương. Trong đó, lắng nghe, thấu hiểu đóng vai trò rất quan trọng, là sợi dây liên kết bền chặt cho hạnh phúc gia đình. Hãy dùng sự chân thành để lắng nghe, hay nói cách khác, không chỉ nghe những điều người khác nói thành lời, mà nghe bằng cả tấm lòng, cảm xúc nội tâm bên trong. Việc lắng nghe, đồng cảm, thấu hiểu có thể là một giải pháp chữa lành những mâu thuẫn trong gia đình, chữa lành những tổn thương mà mỗi người gặp phải trong cuộc sống.

Bài, ảnh: TUẤN KHOA
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu thang

Bà già nằm trên giường ngước mắt nhìn lên cầu thang. Bà nghe ngóng bước chân người lên xuống mỗi ngày. Dần rồi quen, nhắm mắt lại bà cũng đoán được chân của từng người.

Cầu thang
Tôn vinh giá trị gia đình

Hội thi “Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024” với sự tham gia của 8 đội thi đến từ các huyện, thị xã, TP. Huế diễn ra ngày 18/6 tại TP. Huế.

Tôn vinh giá trị gia đình
Chị Phấn

Phòng nữ 101 của Trường cao đẳng Sư phạm “biên chế” sáu tiểu thư - sáu đứa nhưng lại đến từ sáu lớp. “Trưởng phòng” là chị Phấn.

Chị Phấn
Hạnh phúc của người thầy khi được hiến máu cứu người

Có 15 người công tác trong ngành giáo dục được tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Họ "bén duyên" với việc hiến máu định kỳ bằng những câu chuyện khác nhau, nhưng tinh thần chia sẻ, cứu người vẫn luôn luôn thường trực, dù phải vượt quãng đường dài 60km để hiến máu khẩn cấp.

Hạnh phúc của người thầy khi được hiến máu cứu người

TIN MỚI

Return to top