ClockThứ Hai, 02/04/2018 13:15

Giải quyết vướng mắc bằng đối thoại

TTH - Hiện nay, vấn đề tranh chấp về lao động và nhiều vụ việc liên quan đến hợp đồng lao động khiến người lao động (NLĐ) không yên tâm. Để nâng cao hiểu biết cho NLĐ, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan được ba đơn vị: Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh và Sở Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp thực hiện.

Cả doanh nghiệp và người lao động đều loCùng công đoàn bảo vệ quyền lợi cho người lao động

NLĐ ở Công ty HBI tham gia đối thoại với các đơn vị liên quan

Giải quyết rốt ráo hơn tình trạng nợ BHXH

Trên 200 công nhân lao động (CNLĐ) trên địa bàn TP. Huế vừa tham gia diễn đàn đối thoại về những vấn đề liên quan đến quyền lợi của NLĐ. Qua đó, CNLĐ nắm bắt được  nhiều thông tin trong Bộ luật Lao động cũng như những kiến thức về pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình. “Chương trình đối thoại giúp tôi biết thêm quyền lợi hợp pháp. Có những vấn đề rất đơn giản, như chuyện ký hợp đồng lao động, bảo hộ lao động đến xem doanh nghiệp có đóng đủ BHXH cho mình hay không... nhưng lâu nay tôi không hề hay biết”, anh Nguyễn Văn Quang, lao động đang làm việc tại một xí nghiệp may ở TP. Huế chia sẻ.

Việc ký kết phối hợp giữa 3 đơn vị góp phần giải quyết rốt ráo hơn tình trạng nợ, trốn đóng BHXH của DN ngày càng phổ biến với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi. Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ BHXH tỉnh, LĐLĐ tỉnh đã gửi công văn đến các đơn vị nợ BHXH. Kết quả, đã có một số doanh nghiệp có động thái chuyển nộp ngay một phần số tiền nợ.

Nếu các đơn vị vẫn không thực hiện đúng cam kết, các ngành liên quan sẽ tiếp tục phát hành công văn; đồng thời, dự kiến khởi kiện khi đủ điều kiện.

Năm 2017, liên ngành đã kiểm tra tình hình đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tại 61 đơn vị với tổng số nợ BHXH trên 51 tỷ đồng; khởi kiện một đơn vị và đã thực hiện chuyển nộp 700 triệu đồng để chốt sổ cho trên 30 lao động. Ông Nguyễn Xuân Tiếu, Phó Giám đốc BHXH tỉnh cho hay: “BHXH tỉnh có sự phối hợp chặt chẽ với LĐLĐ tỉnh trong việc cung cấp, trao đổi thông tin đối với các đơn vị có số tiền nợ lớn, thời gian nợ kéo dài nên tình hình trích nộp BHXH chuyển biến tốt so với trước đây”.

Góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định

Quan hệ lao động trong khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước vẫn diễn biến phức tạp. Nguyên nhân xảy ra các vụ ngừng việc tập thể chủ yếu là do tiền lương và thu nhập của NLĐ thấp, nhiều chủ doanh nghiệp không thực hiện đúng các quy định về hợp đồng lao động, tiền lương, thưởng, giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi. Năm năm trở lại đây, toàn tỉnh xảy ra 5 vụ NLĐ ngừng việc tập thể ở các đơn vị (Công ty In & Sản xuất Bao bì Thừa Thiên Huế, Công ty TNHH MSV Huế, Công ty Taxi Hoàng Anh, Công ty cổ phần Xe khách Thừa Thiên Huế và Công ty TNHH TM & DV Hoàng Đức...). Khi xảy ra tranh chấp, các đơn vị phối hợp giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, phòng ngừa tranh chấp lao động, đình công không đúng trình tự thủ tục.

Không chỉ giải quyết tình hình khi có đơn thư, khiếu nại, tố cáo, trước những doanh nghiệp gặp khó khăn, các ngành đều nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ về tình hình việc làm để kiến nghị với các cấp chính quyền có biện pháp hỗ trợ.

Những kiến nghị, đề xuất với UBND tỉnh liên quan đến vấn đề quy hoạch xây dựng nhà ở, nơi sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao cho NLĐ tại các khu công nghiệp trên địa bàn xuất phát từ sự phối hợp giữa các đơn vị. Mỗi năm, ba đơn vị tiến hành kiểm tra, giám sát trên 50 doanh nghiệp về thực hiện Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật BHXH…Sau kiểm tra, có gần 90% CNLĐ làm việc trong các doanh nghiệp có ký HĐLĐ; 85,6% CNVCLĐ tham gia BHXH, BHYT; 80% doanh nghiệp có nội quy lao động.

Tuy vậy, theo ông Trần Quang Vinh, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, việc phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc chưa thường xuyên nên kết quả triển khai ở các địa phương chưa cao. Mặt khác, kết quả công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế do nhiều doanh nghiệp sau khi được kiểm tra vẫn chậm hoặc không khắc phục các vi phạm; các chế tài xử lý sau phúc tra chưa mạnh... Đó là những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện quy chế phối hợp giữa các đơn vị nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ và doanh nghiệp.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Return to top