ClockThứ Ba, 16/03/2021 10:45

Hoàng mai trong cuộc sống và tâm thức người Việt

TTH.VN - Vào những ngày cuối đông, khi gió lành, nắng ấm đã về nhiều với làng bản, phố phường thì nhiều loại cây cối cũng đua nhau đâm chồi, nảy lộc, kết hoa, khoe sắc, tỏa hương để đón mừng năm mới. Một trong những loại cây đẹp, hoa đẹp đó là cây hoàng mai (mai vàng).

Mai vàng & HuếĐể đường hoàng mai thêm đẹpTrước công sở xứ Huế nên trồng hoàng maiChủ tịch UBND tỉnh phát động phong trào "Mai vàng trước ngõ"

Người dân TP. Huế trồng mai trước ngõ, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ. Ảnh: A. Túc 

Nếu như hoa đào được xem là biểu trưng của mùa xuân ở miền Bắc thì hoa mai cũng mang ý nghĩa ấy ở vùng đất miền Trung và miền Nam nước ta. Cây hoàng mai không to cao như cây hoa sữa, hoa phượng, nhưng cũng rất nhiều lá, nhiều cành với nhiều dáng vẻ, nhiều độ cao, thấp khác nhau. Bởi vậy, người các tỉnh từ Bình Trị Thiên trở vào đã trồng mai không chỉ ở sân vườn nhà mình mà còn trồng nó ở cạnh các đình chùa, am miếu, cung vua, phủ chúa..., dọc các con đường lớn nhỏ của làng quê, phường phố. Hoa mai vàng có đài xanh đậm, năm cánh hoa vàng óng như tơ. Nhị hoa nhiều lại có hương thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng nên ai cũng mê, cũng thích. Các thầy thuốc Đông y dùng vỏ cây mai vàng làm thuốc bổ chữa khí huyết suy giảm, ăn không ngon miệng.   

Hàng năm, khi Tết đến, Xuân về, các cây mai vàng thi nhau đâm chồi, nảy lộc, khoe sắc, tỏa hương, vì vậy, ông cha ta xưa đã xếp nó vào bộ “tứ thời” (mai - điểu: mùa xuân, liên - áp: mùa hè, cúc - điệp: mùa thu, tùng - lộc: mùa đông). Thời tiết, khí hậu ở miền Trung và miền Nam nước ta nhiều năm không mấy thuận hòa bởi nắng to, mưa lớn, gió bão mịt mù. Nhưng tất cả những điều đó không thể làm cho hoàng mai gục ngã, úa tàn. Can trường trước gió mưa, thủy chung với xứ sở, con người. Hẳn là vì vậy mà các bậc túc nho đã trân trọng đặt mai vàng đứng đầu trong bộ tranh “tứ hữu”: Mai - Lan - Cúc - Trúc. Hoa mai còn là biểu tượng của sự tinh khiết, thanh cao. Nhà thơ Cao Bá Quát (1808 - 1855) đứng trước vẻ đẹp của hoa mai đã thốt lên một câu thơ bất hủ mà cho đến nay nhiều người vẫn cùng nhau truyền tụng: “Nhất thân đê thủ bái hoa mai” (Đời người chỉ cúi đầu lạy trước hoa mai).

Mai vàng với nét đẹp thanh cao, thuần phác như vừa nói ở phần trên nên từ lâu loại hoa này đã trở thành một biểu tượng văn hóa rất được người Việt Nam ngưỡng mộ. Hoa đã được vẽ thành tranh, được khắc trên nhiều công trình kiến trúc như đền đài, thành quách, lăng tẩm... Đặc biệt, cùng với một số loài hoa đẹp khác, mai vàng có mặt trên Nghị Đỉnh (một trong chín đỉnh đồng) - sản phẩm văn hóa có giá trị vào bậc nhất của nước ta, của cố đô Huế. Hoa mai cũng là một hình ảnh đẹp xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ, ca dao, nhiều câu thơ hay, bài thơ hay của các thi nhân nước ta. Xin được trích một vài câu tiêu biểu:

- Hoa mai vàng rộn ràng đua nở

Mấy Xuân rồi cách trở anh ơi

Mấy Xuân rồi hoa nẩy lộc, đâm chồi

Bâng khuâng nhớ bạn đứng ngồi sao yên

                                                (Ca dao cổ)

- Những cành thắm hoa mai

Những gương hồ mặt nước

Nửa đêm bừng tỉnh giấc

Nghe quân ta vào thành

                   (Thanh Hải - Tổ khúc mùa xuân đất Huế)        

Thừa Thiên Huế là vùng đất đẹp cho mai vàng trụ vững, nảy lộc, khai hoa mỗi độ xuân sang. Ngược lại hoàng mai cũng góp phần làm cho xứ Huế thêm đẹp, thêm tươi... Việc Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra lời kêu gọi mọi nhà, mọi làng quê, phường phố trồng nhiều hoa mai hơn nữa là một điều thật đáng quý, đáng trân trọng và chắc chắn sẽ được toàn dân tích cực hưởng ứng, quyết tâm thực hiện sao cho thật tốt.

Huy Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Những ngày đất nghỉ

Huế mưa mấy hôm rồi, chú Tư gọi điện: “Về nhà lấy ít gạo thím vừa xay xong lên ăn con. Mà đợi cho ngớt mưa rồi đi, thím để dành cho đó rồi!”. Bên kia chú cúp máy rồi mà bên này tôi vẫn còn nghe hơi ấm vây quanh, như thấy trước mắt mình dáng đi gù gù của chú.

Những ngày đất nghỉ
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top