ClockThứ Ba, 09/04/2024 07:24

Không ai đứng ngoài cuộc trong nhiệm vụ giảm nghèo

TTH - Xác định chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là một trong những chương trình trọng điểm của địa phương, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội TP. Huế đã tập trung lãnh, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bằng những chương trình, kế hoạch, giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn.

Rộng mở cánh cửa việc làm ngoài nướcHương Thủy: Tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất toàn tỉnhGiảm gần 2.000 hộ nghèo, A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo Giảm nghèo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

 Hỗ trợ vốn kinh doanh theo mô hình hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo giúp nhiều hộ ở TP. Huế thoát nghèo

Tạo sinh kế

Thời gian qua, Mặt trận và các đoàn thể trên địa bàn TP. Huế đã vận động, phối hợp với các tổ chức, cá nhân hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, hướng dẫn các hộ sử dụng các nguồn hỗ trợ đúng mục đích, có hiệu quả. Cũng qua thăm dò sâu sát nhu cầu cơ bản của từng hộ nghèo, cận nghèo và khả năng của mặt trận, đoàn thể các cấp để giúp đỡ, hỗ trợ theo các nội dung phù hợp. Trong đó có các chương trình hỗ trợ như xây dựng, sửa chữa nhà "Đại đoàn kết", phối hợp hỗ trợ giới thiệu việc làm, hỗ trợ vốn mượn, vay để sản xuất, kinh doanh cho hộ nghèo, cận nghèo…

Thông qua các hoạt động an sinh xã hội đã tạo thêm nguồn lực giúp cho nhiều hộ nghèo thoát nghèo, có cơ sở để kinh doanh, có nhà ở, ổn định cuộc sống. Điển hình, chị Nguyễn Thị Bích Ngọc, ở tổ 7, phường Đông Ba, TP. Huế nhờ có số tiền hỗ trợ 10,5 triệu đồng mở quầy tạp hóa, năm 2023 gia đình chị thoát khỏi diện hộ nghèo. Đây là 1 trong 5 trường hợp hộ nghèo được phường xem xét, huy động từ các tổ chức hội đoàn thể hỗ trợ mô hình sinh kế trong năm 2023 thoát nghèo thành công và bền vững.

Trường hợp chị Bùi Thị Đông Uyên, tổ 9, phường Đông Ba, TP. Huế mắc bệnh mãn tính, khả năng thoát nghèo rất khó. Chia sẻ với hoàn cảnh của chị Uyên, các tổ chức hội đoàn thể của phường đã vận động, gom góp, hỗ trợ chị Uyên 8 triệu đồng làm vốn mở quầy tạp hóa mua bán lai rai tại nhà. Nhờ được trợ giúp "cần câu", năm 2023, gia đình chị Uyên thoát hộ nghèo xuống cận nghèo. Cùng với sự hỗ trợ thường xuyên của các hội đoàn thể trong phường, trong tổ bằng cách đặt mua hàng tại quán chị để trao tặng quà trong các dịp lễ, tết của phường và mời gọi, vận động những khách hàng "thân thiết" từ hàng xóm xung quanh, hy vọng mô hình hỗ trợ sinh kế này giúp gia đình chị sớm thoát hộ cận nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.

Ông Hồ Trọng Hưng, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam phường Đông Ba, TP. Huế cho biết, năm 2023, toàn phường có 10 hộ thoát nghèo, 6 hộ thoát cận nghèo và hiện còn 21 hộ nghèo. Dự kiến năm 2024 sẽ thoát từ 3 đến 4 hộ nghèo và 4 hộ cận nghèo. Để thực hiện được mục tiêu, chỉ tiêu đề ra cần sự chung tay, vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Đa dạng hình thức giảm nghèo

Hiện nay, các địa phương rất linh động và có nhiều hình thức để giảm nghèo. Các hoạt động giảm nghèo còn được thể hiện tích cực qua các mô hình, phong trào thi đua như: "Sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững"; "Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc", "Thanh niên tham gia xây dựng đô thị văn minh", "Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo bền vững, làm kinh tế giỏi". Ngoài ra, phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo "Nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong doanh nghiệp" hay cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo"... đã giúp ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng ngành nghề, giải quyết việc làm, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững.

Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam TP. Huế đã triển khai cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" gắn với chương trình giảm nghèo bền vững; phong trào "Xây dựng khu dân cư văn minh - thân thiện - an toàn - giàu bản sắc". Theo báo cáo của UBMTTQVN TP. Huế, đến nay, đã có 109 tổ dân phố phát động xây dựng phong trào. Ngoài ra còn vận động phường, xã không có hộ nghèo hoặc ít hộ nghèo hỗ trợ, giúp đỡ cho phường, xã có nhiều hộ nghèo để xây dựng, sửa chữa nhà. Năm 2023, từ nguồn vận động và Quỹ "Vì người nghèo" đã xây dựng mới, sửa chữa 93 nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo đăng ký thoát nghèo trong năm, với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng (mỗi phường, xã ủng hộ 15 triệu đồng).

Mặt trận TP. Huế còn khuyến khích Mặt trận 36 phường, xã phát huy vai trò vận động, kết nối để tạo thêm nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hơn cho các đối tượng hộ nghèo, hộ khó khăn. Các tổ chức thành viên và nhiều phường, xã tiếp tục đổi mới hình thức vận động Quỹ "Vì người nghèo" với hình thức vận động quỹ thông qua tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, bảo vệ môi trường... thu hút nhiều sự tham gia hưởng ứng của cộng đồng.

Từ những kế hoạch, chương trình, mô hình vận động, hỗ trợ giảm nghèo được thực hiện đồng bộ, linh hoạt, trong năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo trên địa bàn TP. Huế đạt hơn 392% kế hoạch tỉnh giao. Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của TP. Huế giảm còn 0,65% và hộ cận nghèo còn hơn 1,5%.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chương trình tặng quà cho cựu giáo chức: Chính quyền, ngành chức năng không thể đứng ngoài cuộc

Mấy ngày này, các cựu giáo chức (cán bộ, giáo viên đã nghỉ hưu) phản ánh về chương trình tặng quà cho cựu giáo chức (CGC) có quá nhiều vấn đề. Ngoài tặng quà không đúng như Công văn Hội Cựu giáo chức tỉnh nêu, công ty tặng quà còn quảng cáo và bán sản phẩm do công ty độc quyền phân phối, chủ yếu là hồng sâm Curcumn Nano 900g với giá cao…

Chương trình tặng quà cho cựu giáo chức Chính quyền, ngành chức năng không thể đứng ngoài cuộc
Return to top