ClockChủ Nhật, 05/04/2020 07:06

Kỳ nghỉ lắm “trend”

TTH - Ai rồi cũng sẽ có cách để qua mùa dịch dài, chỉ cần nếu muốn hoạt động, thì vẫn phải đảm bảo hoạt động trong quy củ, để “ai ở chỗ nào, thì ở yên chỗ ấy”, thế là được!

Cách giúp người lớn và trẻ em vượt qua sự căng thẳng COVID-19

Bánh cuốn nóng làm từ bánh tráng phiên bản nhà làm. Ảnh: HÀ GIANG

Đã đến mùng sáu mấy của kỳ nghỉ tết dài nhất lịch sử. Hàng quán đóng cửa, dịch vụ vui chơi, giải trí cũng tạm ngưng hoạt động để chống dịch COVID-19. Mấy đứa ở nhà lúc đầu hào hứng, sau oải dần. Trước kỳ nghỉ từ cuối năm ngoái còn kháo nhau “Trời ơi tết này sao được nghỉ có 1 tuần vậy ” mà giờ đã chẳng biết lúc nào mới được “tình thương mến thương với bạn bè, đồng nghiệp”. Cuộc sống của những ngày tạm nghỉ làm và nghỉ học từ đó mà đôi phần thay đổi.

Thôi không còn réo rắt bởi hàng loạt những tiếng chuông báo thức được cài đặt cách nhau chỉ vài phút để kéo bản thân ra khỏi giường vào mỗi buổi sáng sớm, nay mấy nhỏ được ngủ nướng đã đời, muốn dậy lúc nào thì dậy. Lớn hơn chút nữa, thói quen dậy sớm đi làm hẳn vẫn còn, dù lúc này đã chẳng vội vàng mà thủng thẳng xuống lầu chờ “giọt đắng” nhỏ chậm xuống ly thủy tinh, len qua đá rồi hòa vào lớp sữa ngọt mà bùng vị.

Cà phê Dalgona version Huế. Ảnh: HÀ GIANG

Khác với những người trẻ còn đang học – cái lứa mà cứ thấy nghỉ là tít cả mắt, kỳ nghỉ phép bắt buộc hơi dài một chút này đối với một số người trẻ đã “vào đời” trở nên lo lắng hơn, khi tiền lương cũng vì vậy mà phải “treo” mãi chưa ting ting về tài khoản được…

Nghĩ thoáng ra, do cuộc sống đôi phần biến chuyển, nên chẳng lạ gì những thói quen cũ cũng cần được sửa chữa dần, thay thế vào bằng những hoạt động thường xuyên khác. Ai lúc trước chỉ mong một giấc ngủ dài từ chập tối đến sớm mai, giờ đã thoải mái cơ hội luyện tập và tạo nên một nếp sống mới. Ai chưa đủ chăm sóc đến những người mình thương, giờ chẳng còn bất cứ lý do gì để kéo dài chuỗi ngày thất hẹn...

Dạo này, hàng quán bắt đầu đóng cửa toàn bộ. À, kỳ thật là trước khi phải tạm nghỉ, bởi số lần “khách hàng” ra khỏi cửa trong mấy tuần đổ lại cũng đã vãn dần, mấy bạn trẻ Huế trong mùa dịch phần vì bị ép ở nhà, phần tự thấy sợ, rồi cũng muốn thử sức với những thú vui sáng tạo mới tại gia, nên nhiều quán cà phê, hàng ăn uống bỗng “được mùa ế chỏng”. Trên các trang mạng Facebook hay Tiktok, nhiều trào lưu mới trong ngày thường vốn chỉ được xem qua mấy lần rồi để đó, nay cũng tự hôm nào mà rần rần nổi. Thủy – cô giáo viên đang diện nghỉ phép còn hài hước bảo: “Trong lúc đội ngũ y bác sĩ đang tất bật chữa bệnh, cứu người, tụi mình ở trong nhà cũng thường xuyên cập nhật số liệu mỗi ngày, gom luôn mấy trend “hót hòn họt” từ trong nước ra tận nước ngoài để giết thời gian và làm cuộc sống của mình đôi phần thú vị”.

Thời gian rảnh tranh thủ buôn bán online. Ảnh: TINA NGUYỄN

Lựa trong những trend ăn uống mới nổi thời điểm này, bánh cuốn nóng Hà Tĩnh làm từ bánh tráng tại gia, bánh sữa chua dẻo làm từ bánh mì, hay cafe Dalgona của Hàn Quốc version Việt Nam, version Huế... hiện đang là một số trong những “option” (tạm dịch là sự lựa chọn) nhiều nhất. Điều này dễ chứng minh khi cứ bảnh mắt từ sáng, rồi kéo dài cho đến tận trưa và về chiều, trên dòng News Feed (dòng thời gian) Facebook lúc nào cũng phải có đến mấy chục bài chia sẻ về khẩu phần bánh cuốn tự làm “ngon như hàng làm”; hay “cà phê Hàn Quốc bắt trend tại Huế” xốp xốp, tơi tơi của các cô, các chị. Sau nhiều lần thử nghiệm, Hà Giang chia sẻ: “Chị cũng chẳng ham hố trend làm gì, vì thiệt tình là cũng đã quá cái tuổi suốt ngày đăng hình lên mạng. Nhưng ở nhà chán quá, mà mấy món này cũng dễ. Thời gian rảnh thì nhiều, ăn cơm mãi cũng ngán... Vậy nên, em cứ tự nhiên like hình là được”. Và không chỉ phái nữ, cánh đàn ông trẻ có, hơi không còn trẻ cũng được dịp theo đuổi các thử thách thể thao tự đặt ra cho mình bằng cách thách đố bạn bè qua mạng. Xen kẽ trong những ly cà phê và dĩa bánh của các cô, dì, chị em là các bài dare (thách đố) của các anh rằng, mỗi like và tim là 1 giây thử thách bản thân với nhiều bộ môn thể thao như hít đất, hoạc giữ thăng bằng 4p -5p dài ngắn đủ loại. Đấy, chẳng biết sau này sẽ thế nào, nhưng cứ tưởng tượng một thế hệ trước dịch lèo phèo mỡ thừa, yếu ớt èo oặt, sau hết dịch thì người áo ôm, người sáu múi cũng là một điều gì đó thú vị.

Rồi vì một số lý do nhất định, ngày nghỉ càng dài, các thành viên gia nhập team bán hàng online trên mạng cũng dần hùng hậu, với người chọn bán để giết thời gian, người chọn kinh doanh để kiếm thêm thu nhập. Đoạn nghỉ dịch này, vì một lý do nào đó, người đã lấp đầy được khoảng trống rảnh rỗi của mình, người cũng òa lên vì phát hiện một biệt tài sale mới, kiểu gì cũng đều có cả. Những hỉ nộ, ái ố vì bất cứ nguyên nhân gì gây nên do COVID -19 cũng được chuyển hóa thành hành động và những cách kiếm tiền khác biệt.

Ừ thì chẳng biết mùa dịch sẽ kéo dài đến bao lâu nữa, chỉ rõ là ở một vài thời điểm, người vui vẻ sẽ có cách tận hưởng của riêng mình, người hay lo sẽ tự nhiên bày binh bố trận với các kiểu kinh doanh online khác để kiếm chút đỉnh, bù vào phần lương đang hổng. Ai rồi cũng sẽ có cách để qua mùa dịch dài, chỉ cần nếu muốn hoạt động, thì vẫn phải đảm bảo hoạt động trong quy củ, để “ai ở chỗ nào, thì ở yên chỗ ấy”, thế là được!

HẠ AN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Check-in “tọa độ” mới

Ngày nghỉ, dịp cuối tuần hay những lúc rảnh rỗi, giới trẻ lại có thói quen tìm những “tọa độ” mới để bổ sung cho mình bộ sưu tập ảnh sống ảo. Thay vì bỏ công tìm những địa điểm vui chơi xa, gần đây, nhiều bạn trẻ chuyển hướng lựa chọn các điểm ăn uống, vui chơi, mua sắm để check-in ngay trong thành phố.

Check-in “tọa độ” mới
Nhật Quyên với “Trường học ‘không tường’”

Tại giải thưởng Kiến trúc Xanh sinh viên năm 2024 – SGA 2024, Khoa Kiến trúc, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế vinh dự có 2/19 đồ án được trao giải. Đồ án tốt nghiệp “OTT – Trường học ‘không tường’ – Không gian trải nghiệm hành trình xanh” của sinh viên Nguyễn Hoàng Nhật Quyên (sinh năm 2001) nhận được nhiều sự khen ngợi từ ban giám khảo và giành giải Nhì toàn quốc.

Nhật Quyên với “Trường học ‘không tường’”
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh
Đừng lạm dụng tiếng lóng

Cuối tuần, cô cháu gái khoe, lớp con tổ chức hoạt động trải nghiệm về chủ đề “Ngôn ngữ của tuổi teen”. Ý tưởng này khá hay và được rất nhiều phụ huynh đồng tình, khi thực trạng sử dụng ngôn ngữ theo kiểu “tự chế” của học sinh ngày càng phổ biến.

Đừng lạm dụng tiếng lóng
Ăn khuya ở Huế

Khi đồng hồ điểm những giây phút chuyển giao giữa ngày cũ và ngày mới, ở nhiều góc phố của xứ Huế vẫn nhộn nhịp khách ăn khuya. Những vị khách ấy đa phần là người trẻ, sinh viên, người đi du lịch đã góp phần làm cho góc phố của Huế không còn ngủ sớm.

Ăn khuya ở Huế

TIN MỚI

Return to top