ClockThứ Bảy, 30/12/2023 11:07

Lan tỏa văn hóa, con người Huế bằng tiếng Pháp

TTH - Kể về câu chuyện cụ bà người Huế với trái tim thiện nguyện, chàng trai trẻ Nguyễn Đức Minh Hoàng (TP. Huế) xuất sắc vượt qua hơn 170 thí sinh trên cả nước để được trao giải Nhất cuộc thi “Phóng viên trẻ Pháp ngữ” lần thứ 8/2023.

Nữ sinh Quốc Học Huế biết “học cách tận hưởng cơn mưa”

Nguyễn Đức Minh Hoàng nhận giải Nhất cuộc thi “Phóng viên trẻ Pháp ngữ” lần thứ 8 - 2023  

Minh Hoàng cho biết, rất vinh dự và hạnh phúc khi một lần nữa được vinh danh tại cuộc thi “Phóng viên trẻ Pháp ngữ”, bởi trước đó hai năm Hoàng cũng được trao giải cao nhất cuộc thi khi viết câu chuyện liên quan về văn hóa Huế.

Năm nay tác phẩm của Hoàng có tựa đề “Tôn Nữ Ánh Tuyết - bà tiên xứ Huế, với trái tim ngập tràn tình yêu văn hóa và giá trị nhân văn” đã hoàn toàn thuyết phục ban giảm khảo của cuộc thi. Đó là câu chuyện kể về người không chỉ giữ gìn giá trị văn hóa thông qua việc làm hương, mà bà còn lập ra một quỹ để hỗ trợ, giúp đỡ các bệnh nhân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

Lồng vào bài viết, thông điệp mà Hoàng muốn gửi gắm đến mọi người, đó là con người tạo nên văn hóa và văn hóa cũng hình thành nên con người. Huế nói riêng và Việt Nam nói chung, không chỉ có những nét đẹp văn hóa đặc sắc mà còn có nét đẹp tình người, tương thân tương ái, giàu tình người và lòng trắc ẩn.

Hoàng nhớ lại, khi nghe về chủ đề cuộc thi “Cộng đồng Pháp ngữ và văn hóa sẻ chia”, ngay lập tức nhớ đến nhân vật bà Tuyết. Đó là một cụ bà đã để lại ấn tượng trong chàng trai trẻ này 4 năm về trước. Trong lúc vô tình cầm máy ảnh đi chụp làng nghề hương Thủy Xuân gần đồi Vọng Cảnh, như cơ duyên, Hoàng dừng lại ở quầy hương và đồ lưu niệm của bà Tuyết. Ngay những tiếp xúc đầu tiên, Hoàng cảm nhận được đó là người phụ nữ rất Huế, điềm đạm, cách nói chuyện rất hút và truyền cảm.

Trò chuyện với chính bà Tuyết và thông qua nhiều kênh, Hoàng biết việc bà Tuyết bán hương gây quỹ cho các bệnh nhi ung thư. “Từ những chứng kiến về sự phát triển của làng hương, những giá trị văn hóa và nhân văn mà bà đem lại, mình đã quyết định đưa câu chuyện này đến với nhiều người hơn”, Hoàng chia sẻ khi chọn nhân vật bà Tuyết để viết bài và cho biết mất khoảng 2 tuần để hoàn thành tác phẩm gửi dự thi.

 

Với Hoàng, khó khăn nhất khi thực hiện tác phẩm đó là việc xâu chuỗi các yếu tố, thông tin cá nhân, trải nghiệm làm sao để phù hợp với chủ đề đưa ra để không quá lan man. Có nhiều thứ người viết muốn đưa vào bài để thể hiện nhiều hơn về mặt tình cảm và thông tin nhưng ngắn gọn, súc tích là cách Hoàng ưu tiên khi viết bài.

“Điều mà em ấn tượng là sự chịu thương chịu khó của bà. Dù tuổi cao, sức yếu nhưng bà rất nhiệt tình để hỗ trợ các khách đến ghé thăm. Mọi người khi trò chuyện sẽ thấy được năng lượng tích cực của bà”, Hoàng kể thêm.

Bằng kinh nghiệm của một người vừa tốt nghiệp tiếng Pháp (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế), Hoàng đã hoàn thiện bài viết một cách súc tích và dễ hiểu, vì thế tạo được ấn tượng trong lòng người đọc và ban giám khảo.

Hoàng cho rằng, văn hóa Việt Nam và văn hóa Pháp ngữ có mối liên kết rất chặt chẽ. Đặc biệt trong những chương trình hoạt động văn hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nhận được nhiều sự quan tâm, đồng hành và tài trợ của chính phủ Pháp. Chủ đề năm nay cũng là một dịp để giới trẻ có thể thể hiện sự hiểu biết của bản thân giữa 2 đất nước và 2 thứ tiếng. Cộng đồng nói tiếng Pháp là một cộng đồng đa dạng các quốc gia khác nhau và sự chia sẻ văn hóa giữa các nước là một điều rất quan trọng, kể cả sự giao thoa văn hóa giữa các nước. Đối với thế hệ trẻ Việt Nam, những dịp như thế này cũng là cách để các bạn quảng bá và giới thiệu văn hóa dân tộc đến với các cộng đồng khác trên thế giới.

Do vậy, câu chuyện văn hóa Huế không chỉ là niềm đam mê mà được Hoàng khai thác một cách sâu nhất có thể từ góc nhìn của người trẻ. “Việc chọn những nhân vật, chủ đề liên quan đến Huế cũng là cách mà em dành sự trân trọng cho nơi mà em được sinh ra và cũng là cách mà em giới thiệu Huế bằng niềm tự hào nhất. Đây cũng là cách em được học nhiều hơn, biết nhiều hơn và chia sẻ nhiều hơn”, Hoàng khiêm tốn.

Hoàng nói thêm, mong muốn của bản thân đó chính là đóng góp và cùng mọi người chung tay để lan tỏa giá trị văn hóa, con người Huế với những tính cách thân thiện, mến khách đi xa hơn nữa. Và với công việc trong lĩnh vực truyền thông hiện tại, Hoàng mong muốn sẽ có nhiều cống hiến hơn trong việc lan tỏa đó.

“Phóng viên trẻ Pháp ngữ” là cuộc thi báo chí Pháp ngữ thường niên do Báo Le Courrier du Vietnam (trực thuộc TTXVN) tổ chức với sự tài trợ của Văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (REPAP) của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF), sự ủng hộ của Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), các Đại sứ quán Pháp, Morocco, Romania, Thụy Sỹ, Canada, Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam, Viện Pháp tại Việt Nam, Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) và Công ty Du lịch Image Travel&Events. Cuộc thi cũng giúp các thí sinh thể hiện sự nỗ lực, sáng kiến thông qua kỹ năng viết tiếng Pháp, từ đó truyền tải được sức sống của ngôn ngữ này.

Bài, ảnh: PHAN THÀNH - MINH HOÀNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Lan tỏa những hành động đẹp

Qua gần 5 năm triển khai các hoạt động, phong trào xây dựng TP. Huế “Văn minh - Thân thiện - An toàn - Giàu bản sắc”, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, câu lạc bộ, đội, nhóm… trên địa bàn thành phố tích cực tham gia, góp phần xây dựng Huế ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh.

Lan tỏa những hành động đẹp

TIN MỚI

Return to top