ClockThứ Sáu, 25/02/2022 05:58

Làng quê làm du lịch rục rịch đón khách trở lại

TTH - Cùng với hệ thống di sản, danh thắng nổi tiếng, nhiều khu du lịch sinh thái, làng quê thơ mộng và hiền hoà nằm ở vùng ngoại ô xứ Huế như Ngư Mỹ Thạnh, Cồn Tộc (Quảng Điền), Thủy Thanh (Hương Thủy), đầm Chuồn (Phú Vang), làng cổ Phước Tích (Phong Điền)… đang chuẩn bị đón khách sau thời gian dài đóng cửa, hoạt động cầm chừng do ảnh hưởng của dịch.

Đồng lòng xây dựng làng cổ Phước Tích thành điểm du lịch hấp dẫnPhát triển điểm đến du lịch sinh thái Cầu ngói Thanh Toàn

Du khách và người dân trải nghiệm trò chơi dân gian ở cầu ngói Thanh Toàn, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy. Ảnh: Phước Tuần

Những ngày đầu năm mới, khu du lịch sinh thái đầm Chuồn (xã Phú An, huyện Phú Vang) bắt đầu nhộn nhịp đón khách trở lại. Các chuyến đò ngược xuôi tấp nập chở khách ra các nhà hàng nổi giữa đầm và trải nghiệm một số dịch vụ trên đầm. Đón khách trở lại như thế này là niềm ao ước với rất nhiều hộ kinh doanh. Bởi trước đó, dịch bệnh đã khiến nhiều nhà hàng đóng cửa, kéo theo người lao động mất việc làm.

“Cho đến đầu năm nay mọi việc mới phục hồi, dần dần trở lại bình thường. Đón được khách về, mừng lắm”, anh Nguyễn Tiến Dũng, chủ một nhà hàng ở khu vực đầm Chuồn vui mừng chia sẻ. Hơn 5 năm kinh doanh dịch vụ ở đầm Chuồn, anh Dũng bảo rằng thời gian qua không riêng gì anh mà bà con kinh doanh ở khu vực này chật vật do ảnh hưởng của dịch bệnh, khi hoạt động cầm chừng, khi đóng cửa.

Theo anh Dũng, từ Tết Nguyên đán trở lại đây, nhà hàng của anh đón rất đông du khách trong tỉnh cũng như thập phương trở lại trải nghiệm, sử dụng dịch vụ. Trung bình, mỗi ngày đón 50 khách, có ngày cao điểm đón hơn 100 khách, trong đó có hai đoàn khách nước ngoài.

Bên cạnh vừa mở cửa, vừa phục vụ du khách, một số nhà hàng ở khu vực đầm Chuồn cũng lên kế hoạch để làm mới không gian, thiết kế một số hoạt động trải nghiệm để làm đa dạng thêm dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách, nhất là khách ngoại tỉnh, quốc tế. “Cuộc sống bình thường mới đã giúp du lịch bắt đầu phục hồi, vì thế dân làm du lịch ở đây cũng mừng lắm, các nhà hàng mở cửa kéo theo tạo được việc làm cho không ít bà con trong vùng”, anh Dũng trải lòng. Mừng hơn theo anh Dũng, đến nay có rất nhiều đơn vị lữ hành đã liên lạc để đặt chỗ cho các đoàn khách từ nay cho đến hết tháng 7.

Nhiều nhà rường ở làng cổ Phước Tích đang chuẩn bị đón du khách trở lại

Nằm ở phía bắc của tỉnh, giáp Quảng Trị, làng cổ Phước Tích thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền) được bao quanh bởi con sông Ô Lâu thơ mộng được thành lập từ năm 1470 dưới thời vua Lê Thánh Tông cũng đang rục rịch khởi động đón khách trở lại. Cũng như nhiều làng quê du lịch khác, hơn 20 ngôi nhà rường – vườn chuyên phục vụ du khách của làng cổ trứ danh này cũng hoạt động cầm chừng do ảnh hưởng của dịch bệnh gần 2 năm qua.

Ông Hồ Văn Tế, chủ một ngôi nhà rường với lối kiến trúc ba gian hai chái hơn 140 tuổi tuyệt đẹp đang dọn dẹp lại không gian, bày biện một vài vật dụng để chuẩn bị đón du khách tham quan. Dù chưa đông đúc như thời điểm chưa có dịch, nhưng người đàn ông ngoài 80 tuổi có gần chục năm làm du lịch ở vùng quê này bảo rằng, chỉ cần có khách, du lịch hoạt động trở lại đã là niềm vui với dân làng. Bởi lẽ, sự thưa vắng du khách ở ngôi làng cổ đẹp nhất nhì Việt Nam này trong thời gian dài đã ít nhiều làm cho không khí từng vui nhộn trở nên trầm lắng, đó là chưa kể ảnh hưởng đến nguồn thu nhập, đời sống của bà con.

Ông Đoàn Quyết Thắng, Giám đốc Ban quản lý di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Phước Tích cho biết, trước tình hình “bình thường mới”, đơn vị đã lên kế hoạch để cùng bà con trong làng chuẩn bị đón du khách trở lại. Cùng với đó, tính toán các phương án để tổ chức một số sự kiện, chương trình văn hóa – nghệ thuật để phục vụ du khách.

Theo ông Thắng, quá trình mở cửa đón du khách, đơn vị cũng sẽ đảm bảo các phương án phòng, chống dịch để các hoạt động diễn ra một cách thông suốt, phục vụ được nhu cầu của khách cũng như giúp người dân làm du lịch thích ứng với cuộc sống hiện tại. Dù chỉ có một số ít khách đến thăm quan, nhưng với tình hình mở cửa thích ứng như hiện tại, làng quê này hy vọng các hoạt động sẽ dần phục hồi trong thời gian ngắn sắp đến.

Ông Trần Hữu Thùy Giang, Giám đốc Sở Du lịch nói rằng, mô hình du lịch nông nghiệp gắn với cộng đồng và du lịch sinh thái đang là hướng đi được ưu tiên phát triển. Vì thế, sở sẽ hướng dẫn, cùng với đó sẽ kết nối với các địa phương để giúp phát triển các sản phẩm du lịch, mô hình du lịch này..

Bài, ảnh: PHAN THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Nhìn vô trong Huế...”

Thuở ấu thơ, trẻ con làng tôi đứa mô cũng có một niềm ao ước đó là được đi Huế chơi ít nhất là một lần. Đình làng Đại Lộc quê tôi có một lùm mù u rậm rạp và là chốn để chúng tôi leo trèo và hát những câu nghêu ngao vào những buổi chiều hè: “Trèo lên cây mù u nhìn vô trong Huế...”. Rồi những đêm không trăng, trời đầy sao, lũ trẻ con làng chúng tôi nhìn về phía xa xôi, nơi có một quầng sáng phía chân trời và nói với nhau rằng, đó là Huế. Hồi đó, làng tôi có một chuyến đò đi Huế hàng ngày xuất phát ở bến đò Đồng Dạ, nơi con sông Ô Lâu bắt đầu chảy qua làng tôi. Nhưng phải có công chuyện chi quan trọng thì nông dân làng tôi mới đi Huế, còn trẻ con như chúng tôi thì rất khó để được đi.

“Nhìn vô trong Huế  ”
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

TIN MỚI

Return to top