ClockThứ Hai, 29/11/2021 14:50

Làng Trẻ em SOS Huế: Thực hiện tốt việc giám sát y tế

TTH - Có một em là F1 vì tiếp xúc với bạn học cùng lớp là F0 COVID-19. 78 em khác và các mẹ, các dì ở Làng trẻ em SOS Huế phải tự cách ly, giám sát y tế tại "nhà".

Trẻ em Làng SOS tham quan trụ sở UBND tỉnhLớp vẽ tại Làng Trẻ em SOSTết của trẻ mồ côi

Bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp các em vượt qua đại dịch. Ảnh: Làng SOS Huế

Ngôi nhà chung Làng Trẻ em SOS Huế đang chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục 79 em từ 2 tuổi đến học đại học. Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Làng Trẻ em SOS Huế cho biết, là một gia đình lớn, ngoài việc chăm lo từ miếng ăn, giấc ngủ, sinh hoạt đến việc học của các con, các dì, mẹ, nhân viên và ban giám đốc Làng Trẻ em SOS Huế luôn chú ý đến vệ sinh, môi trường sống, bổ sung chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, thể dục thể thao, giúp các con đảm bảo sức khỏe phòng dịch COVID-19.

Cùng sinh hoạt trong môi trường cộng đồng tập thể, cùng vui chơi, học tập như một ngôi nhà chung, nên Làng rất đề cao công tác phòng, chống dịch COVID-19, hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung đông người, hoạt động hòa nhập cộng đồng, nghỉ phép. Vừa qua, khi trong Làng có một trường hợp F1, đơn vị đã thực hiện các biện pháp cách ly thành viên này theo đúng quy định với việc bố trí một phòng khách riêng để ăn ở, nghỉ ngơi trong thời gian cách ly và hàng ngày có cán bộ y tế hỗ trợ, có người cung cấp thức ăn, đồ uống tăng sức đề kháng...

Mặc dù xảy ra tình huống bất ngờ nhưng nhờ có sự chuẩn bị, lập kế hoạch và sự hỗ trợ tích cực của đội ngũ y tế, chính quyền địa phương, nên các cháu và những người chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý trong Làng rất an tâm, lạc quan. Tuy vậy, Làng Trẻ em SOS Huế vẫn không chủ quan, lơ là và đã trang bị đầy đủ những đồ dùng phòng ngừa dịch COVID-19 như khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn, xịt khuẩn, nước muối súc miệng, cloraminB để vệ sinh nhà cửa, khử khuẩn và tăng cường các loại vitamin C, cam, khoáng chất... để bồi bổ sức khỏe cho các cháu phòng dịch bệnh.

Từ nguồn hỗ trợ dịch COVID-19 theo Nghị quyết 84 của HĐND tỉnh cho các đối tượng là lao động tự do và đối tượng bảo trợ xã hội, mỗi cháu ở Làng được nhận 1,5 triệu đồng. Có thêm khoản tiền này giúp các cháu được trang bị thêm đồ dùng phòng dịch và tăng cường thêm dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng trong thời điểm dịch COVID-19.

Ngoài chú trọng đến sức khỏe, tâm lý cho các con vững tâm và an toàn trong mùa dịch, Làng còn quan tâm đến việc học online của các em. Máy tính, ti vi, máy di động được trang bị, bố trí đủ để các em cùng học hoặc sử dụng luân phiên theo đúng chương trình giảng dạy của nhà trường. Các em được các nhân viên giáo dục của Làng hỗ trợ, theo dõi, hướng dẫn thêm. "Vất vả hơn, vì trong mỗi gia đình đều có 6,7 em học online, nên các mẹ phải nhớ lịch để nhắc các con đi học, các cô chú nhân viên giáo dục phải theo dõi, hướng dẫn các con học tập đúng giờ, đúng thời khóa biểu và hỗ trợ kiểm tra đường truyền mạng, các thiết bị tai nghe, webcam..., nhưng mọi việc vẫn khá suôn sẻ", Giám đốc Làng Trẻ em SOS Huế chia sẻ.

Làng còn tổ chức thêm các hoạt động giáo dục về sinh hoạt như tổng vệ sinh hàng tuần, chăm sóc vườn cây, vườn hoa quanh nhà... Để đảm bảo an toàn, chất lượng trong thời điểm dịch, mùa học online, các mẹ, các cô và các cháu còn được tập huấn các kỹ năng online như kỹ năng "An toàn cho trẻ tại nhà", "Dinh dưỡng mùa COVID-19"... do Văn phòng SOS Việt Nam phối hợp tổ chức.

VI QUÂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top