ClockThứ Ba, 02/07/2019 06:45

“Liều”... khởi nghiệp

TTH - “Còn trẻ mà không khởi nghiệp thì sẽ không còn cơ hội”. Nghĩ vậy nên anh Nguyễn Đình Hạnh Phúc (sinh 1986) ở thôn 2, xã Hương Lộc (Nam Đông) mạnh dạn đầu tư gầy dựng trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên chính quê hương của mình.

Hành trình khởi nghiệp có thất bại và nước mắtSống “khỏe” nhờ cẩm cùKhởi nghiệp & bản lĩnh của người trẻ

Diện tích trồng thí điểm cà chua trong nhà kính của anh Nguyễn Đình Hạnh Phúc đã cho quả

Hiện trang trại của anh Phúc đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện hồ sơ đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ theo Quyết định 32 "Ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020" với số tiền trên 400 triệu đồng.

Ấp ủ đam mê

Trang trại trên 1.000m2 của Trần Đình Hạnh Phúc nổi bật so với những khu vườn xung quanh bởi toàn bộ được làm bằng nhà kính hiện đại. Trước hiên nhà, gần 500 cây lan đang vươn xanh giữa trưa hè. Chủ trang trại có nước da đen và nụ cười hiền thu hút người đối diện bởi nỗ lực vượt khó và sự năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm để thay đổi số phận.

Anh Phúc kể, lúc nhỏ cuộc sống của anh hoàn toàn trái ngược với cái tên được cha mẹ đặt, bởi đó là những năm tháng không êm ả. Năm 6 tuổi, Phúc cùng 4 anh em của mình theo cha mẹ vào Nam lập nghiệp. Chưa được bao lâu thì mẹ bị bệnh qua đời, ba đi bước nữa.

Cuộc sống vất vả nên học đến lớp 6, Phúc trở về xã Hương Lộc ở cùng bà nội. Bà nội cũng khó khăn, muốn được tiếp tục đến trường, hàng đêm Phúc phải lặn lội khe suối đánh bắt cá để bán. Nỗ lực đó cũng chỉ giúp Phúc ráng thêm được 2 năm đèn sách. Rời trường lớp, Phúc bắt đầu sống cuộc sống bươn chải, làm thuê làm mướn khắp nơi từ phát rẫy, làm rừng thuê, đến vào Nam làm công nhân, giao hàng, bảo vệ... và cũng thử sức kinh doanh. Song ước mơ thay đổi cuộc sống, khát vọng thoát nghèo không dễ dàng với chàng trai này. Năm 2011, Phúc đành trở về quê phát rẫy trồng cây và chăm sóc bà nội già yếu.

Quyết định... liều

Đam mê cộng với niềm ấp ủ khởi nghiệp bấy lâu của bản thân nên Phúc nảy ra ý tưởng sử dụng diện tích đất đang có, cải tạo lại để xây dựng trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Để thực hiện ý tưởng táo bạo của mình, Phúc tiến hành khảo sát thị trường. Anh phân tích: Hầu hết nông sản rau củ quả, kể cả hoa tươi trên địa bàn huyện Nam Đông được nhập từ chợ đầu mối và đều là hàng trong Nam ngoài Bắc vào. Các vườn rau của người dân Hương Lộc và các xã lân cận được đầu tư tự phát, phụ thuộc vào thời tiết. Trong khi đó thời tiết miền Trung thất thường, thời điểm cần tiêu thụ nhiều nông sản như dịp tết thì lại thường xuyên mưa lụt, vì vậy năng suất không cao. Nhiều sản phẩm mới lạ lại hầu như chưa có, vì vậy nếu đầu tư làm trang trại bằng hệ thống nhà kính sẽ rất phù hợp. Với suy nghĩ: “Mình còn trẻ lại không sợ khó, nếu khởi nghiệp thất bại vẫn còn có thời gian rút kinh nghiệm để làm lại”, Phúc quyết định liều khởi nghiệp.

Phúc thu hoạch sớm hơn 600 cây keo và sử dụng nguồn thu đó để cải tạo chất lượng đất, xây dựng trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vừa xử lý gốc keo sau thu hoạch, anh vừa đi thu mua vỏ trấu, phân heo, gà về xử lý để làm phân hữu cơ, tăng độ dinh dưỡng trong đất; đồng thời mua dụng cụ xây dựng hệ thống nhà kính. Để có vốn xoay vòng, Phúc trồng vụ hoa cúc đầu tiên bán vào dịp tết năm 2018. Lãi được 50 triệu đồng từ hoa tươi, Phúc tiếp tục đầu tư mua trấu, rơm rạ về ủ lấy phân tăng chất dinh dưỡng cho đất và tiếp tục hoàn thiện hệ thống nhà kính.

Sau 7 tháng không ngưng nghỉ, Nguyễn Đình Hạnh Phúc đã gầy dựng được 1.120m2 nhà kính với hệ thống tưới nước phun tự động, hệ thống quạt thông gió, hàng trăm bóng đèn chiếu sáng, lưới che nắng giảm nhiệt, cảm biến nhiệt độ, độ ẩm... đảm bảo sản xuất quanh năm mà không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và những tác động bên ngoài.

Triển vọng

Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình cà chua và dưa lưới đang trồng thí điểm trong nhà kính hiện đại, anh Phúc cho biết, hiện vẫn chưa thể vội sản xuất ồ ạt mà phải thí điểm từng loại sản phẩm để rút kinh nghiệm. Đồng thời, phải đầu tư cải tạo thêm để tỷ lệ chất dinh dưỡng trong đất đạt chuẩn nhằm cho ra đời những sản phẩm chất lượng, năng suất. Khi đáp ứng những yêu cầu sản xuất nông sản theo đúng tiêu chuẩn VietGAP, anh sẽ đăng ký nhãn hiệu và tiến hành sản xuất đại trà.

Ban đầu, trang trại sẽ trồng các loại rau, củ, quả, hoa truyền thống, sau đó thử nghiệm những sản phẩm mới, lạ. Để chủ động nguồn cây giống tại chỗ, Phúc cũng đầu tư một vườn ươm riêng biệt, hiện anh đã ươm các giống hoa và rau các loại.

Theo anh Trương Văn Giáo, Bí thư Xã đoàn Hương Lộc, khi biết mô hình đầu tư sản xuất công nghệ cao của anh Phúc, Xã đoàn đã giới thiệu, hướng dẫn anh Phúc làm hồ sơ để thụ hưởng chính sách theo Quyết định 32 của UBND tỉnh. Qua các đợt kiểm tra thẩm định, hồ sơ anh Phúc đã được hoàn thiện với mức hỗ trợ hơn 400 triệu đồng.

Ông Lê Quý Thảo, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Nguyễn Đình Hạnh Phúc là một trong số ít thanh niên nông thôn dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư và áp dụng cái mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng hành cùng anh, chúng tôi đã nhiều lần về hướng dẫn kỹ thuật. Riêng về vốn thì các đơn vị liên quan đã hoàn thiện thủ tục và đã trình, đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ theo Quyết định 32. Thời gian tới, chúng tôi sẽ chỉ đạo cán bộ kỹ thuật của chi cục cũng như phòng nông nghiệp huyện hỗ trợ kịp thời để mô hình của thanh niên này trở thành mô hình điển hình, tiến đến nhân rộng”.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy sức trẻ thực hiện tốt chương trình “Tình nguyện mùa Đông”

Sáng 21/12, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ ra quân chương trình “Tình nguyện mùa Đông” năm 2024, chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.

Phát huy sức trẻ thực hiện tốt chương trình “Tình nguyện mùa Đông”
Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao

Trong hành trình thoát nghèo và làm giàu bền vững, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện A Lưới vươn lên phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là huyện đoàn, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả đã ra đời, mang lại sinh kế ổn định cho ĐVTN.

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao
Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

Đại học Huế với vai trò là trung tâm đào tạo hàng đầu miền Trung, đã chủ động tích hợp công nghệ số vào công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên (ĐTN - HSV) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường hiệu quả quản lý và đẩy mạnh phong trào sinh viên.

Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

TIN MỚI

Return to top