ClockThứ Năm, 05/10/2023 06:43

“Mái ấm” của người mù Quảng Điền

TTH - Dù gặp khó do lụt lội và dịch bệnh, HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ Toàn Tâm vẫn trở thành ngôi nhà vững chãi, giúp người mù, người khiếm thị và cả những người khuyết tật (NKT) trên địa bàn huyện Quảng Điền vượt tự ti để vươn lên.

Xuân ấm cho người yếu thếGiảm nghèo bền vững và tăng thu nhập

 Tỉa tót, làm đẹp cho lưỡi chổi đót

Đồng cảm

Đó là những gì chúng tôi cảm nhận được khi ghé thăm HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ Toàn Tâm. Mỗi nhân lực làm việc nơi đây có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng sự đồng cảm là sợi dây gắn kết vô hình, bền chặt để những người không hề quen biết nhau trở thành một gia đình.

Bà Phan Thị Huệ (xã Quảng Phước) không may bị mù bẩm sinh. Với bà Huệ, để tìm được việc làm là rất khó khăn. 12 năm nay, bà đã được học nghề, từ đó tham gia công việc sản xuất và đóng tăm cho HTX.

Bà Huệ bộc bạch: “Trước đây tôi tự ti lắm, nhưng sự tự ti biến mất khi tôi gặp những anh, chị đồng cảnh ngộ. Họ còn khó, còn khổ hơn tôi rất nhiều nhưng vẫn lạc quan mỗi ngày và làm việc vô cùng chăm chỉ. Ở đây tôi cười nhiều hơn, trò chuyện nhiều hơn và cảm thấy vui vẻ như ở nhà. Từ khi làm việc tại HTX Toàn Tâm đến nay, cuộc sống của tôi đã bước sang trang mới”.

Bà Nguyễn Thị Mùi (xã Quảng Thọ) không may bị khuyết tật vận động bẩm sinh. Đã 56 tuổi nhưng bà vẫn phải tìm cách mưu sinh để chăm sóc mẹ già tuổi đã hơn 80. Bà Mùi kể: “Tôi từng làm nghề chằm nón, cuộc sống chỉ quanh đi quẩn lại trong nhà vì rất tự ti mỗi khi ra đường. Hơn 10 năm trước, mắt tôi yếu hẳn đi, sức khỏe cũng suy giảm. Tôi không thể tiếp tục với nghề chằm nón nữa”.

Năm 2016, bà Mùi được tham gia lớp học nghề làm chổi đót do Hội Người mù (HNM) huyện Quảng Điền tổ chức. Tại lớp học, dù di chuyển khó khăn, thị lực giảm sút nhưng bà vẫn có thể thực hiện được các công đoạn như buộc lọn chổi, bện lưỡi chổi, cắt tỉa. Từ đó, bà gắn bó với HTX và mỗi ngày đều đặn tạo nên hàng chục chiếc chổi đót bền, đẹp.

Nỗ lực

Không chỉ bà Huệ hay bà Mùi, nhiều người mù, người khiếm thị và NKT đã tìm thấy cho mình mái nhà vững chãi ngay tại HTX. Ông Nguyễn Tín, Phó Giám đốc HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ Toàn Tâm cho biết: “HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ Toàn Tâm là cơ sở sản xuất kinh doanh của NKT được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận. Do đặc thù nên tại cơ sở sản xuất của chúng tôi, nhân lực là người mù, người khiếm thị phù hợp để đảm trách các công việc như đếm hương, phơi hương, làm tăm, lọn chổi, bó và đếm chổi. Các nhân lực khác phụ tránh việc đóng cán, bán hàng. Hiện tại, HTX đang có 15 lao động tập trung và 14 lao động thời vụ. Tất cả các lao động đều là người mù, người khiếm thị và NKT”.

Mỗi lao động tại HTX đều có hoàn cảnh khuyết tật khác nhau. Nhưng với những nỗ lực và sự chăm chút dành cho nghề nghiệp, cơ sở đã sản xuất đa dạng các sản phẩm để tăng nguồn thu, như tăm tre, chổi đót, hương trầm, hương quế, trướng liễn. Từ đó, đảm bảo tạo việc làm cho người lao động từ 8 - 10 tháng/năm.

Trong năm 2022, doanh thu từ HTX đạt trên 574 triệu đồng, tăng gần 200 triệu đồng so với năm 2021. Riêng 6 tháng đầu năm nay, ngoài tăng thu nhập cho người lao động, tổng doanh thu của HTX cũng đã đạt hơn 180 triệu đồng.

Song song với sự phát triển của HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ Toàn Tâm, HNM huyện Quảng Điền đã triển khai nhiều chương trình có hiệu quả, từ đó tăng cơ hội việc làm và ổn định đời sống cho hội viên mù, khiếm thị cũng như NKT tại địa phương.

Năm 2022, Huyện hội đã tạo điều kiện vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh cho 12 hộ, cùng với đó là hoạt động trao hơn 3 nghìn suất quà, tặng hàng chục suất học bổng cho học sinh, sinh viên con gia đình người mù. Ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch HNM tỉnh nhận định: “Là địa phương chú trọng hoạt động dạy nghề và tạo việc làm, sự phát triển của HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ Toàn Tâm và các hoạt động của HNM huyện Quảng Điền đã giúp xóa bỏ mặc cảm, tự ti cho nhiều người mù, người khiếm thị và NKT. Cùng với đó, các cơ hội việc làm đã giúp cuộc sống nhiều hội viên ổn định hơn, tạo thêm động lực để hội viên mù, người khiếm thị và NKT nỗ lực thoát nghèo, vươn lên vượt qua nghịch cảnh”.

Bài, ảnh: Mai Huế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh

Với lợi thế cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 40km, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nên Hương Thủy hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trong nước cũng như quốc tế.

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

TIN MỚI

Return to top