ClockChủ Nhật, 24/09/2017 22:12

Mệ Hến quên mình cứu người đuối nước

TTH.VN - Thấy người đuối nước, bà vội nhấc chiếc thuyền nhỏ “đạp” nước ra cứu, xung quanh là biển người… hồi hộp dõi theo.

Bà Hến kể lại chuyện cứu người vào trưa 24/9

Giọng mệ Võ Thị Hến (65 tuổi, phường Xuân Phú, TP. Huế) vẫn còn hồi hộp khi thuật lại chuyện cứu người vào trưa 24/9, dẫu rằng đây không phải là lần đầu tiên mệ cứu người đuối nước.

“Khi nớ khoảng 11 giờ, dưới đoạn sông bên cầu Vĩ Dạ có một thanh niên bị đuối nước. Trên cầu có nhiều người theo dõi, dù tay bị đau nhưng tui cố đẩy chiếc thuyền ra cứu”, mệ Hến nói.

Mệ kể, lúc xuôi thuyền ra đến nơi thì người bị đuối nước hai bàn chân trắng bạch, nhìn như không có máu, tay bị nớt. Đến nơi, một tay bà chèo thuyền một tay cố kéo người đuối nước lên thuyền. Khi cố gắng tiếp cận nạn nhân, vô tình mệ bị tuột tay, sau đó may mắn một lần nữa mệ mới đưa được người thanh niên đuối nước đưa lên thuyền.

Sau khi được người dân cùng lực lượng cảnh sát giao thông hỗ trợ, mệ Hến sơ cứu nạn nhân trước khi chuyển đi Bệnh viện Trung ương Huế. “Vớt được thanh niên đuối nước đưa lên bờ, các anh công an và người dân tiến hành sơ cứu còn tui vộ vào vườn nhà bẻ trái bồ kết đưa vào mũi nạn nhân. Một lúc sau, nạn nhân có dấu hiệu hô hấp trở lại rồi chuyển vào bệnh viện cấp cứu. Lúc đó, tui vui mừng khôn xiết”, mệ bày tỏ.

Bà Hến đang sống một mình, trồng rau tai bãi bồi ven sông Như Ý để kiếm sống

“Phát hiện người đuối nước, mệ Hến dũng cảm một mình chèo thuyền ra sông ứng cứu, kịp thời đưa nạn nhân vào bờ. Ở trên cầu rất đông người xem. Ai cũng hồi hộp theo dõi và cảm kích trước tấm lòng của bà”, bà Nguyễn Thị Hường (số nhà 11/5, Nguyễn Lộ Trạch, TP Huế), người chứng kiến sự việc cứu người của mệ Hến cho biết.

Mệ Hến hiện đang sống tại căn nhà lụp xụp ven sông Như Ý, sát chân cầu Vĩ Dạ. Hàng ngày bà mưu sinh bằng vườn rau được trồng trên bãi bồi ven sông.”Tui có 5 người con đều làm ăn ở những nơi khác, giờ sống một mình, hàng ngày trồng rau kiếm sống. Lúc trước theo ba mẹ làm nghề bủa lưới trên sông nên quen với con nước, biết bơi từ nhỏ nên khi chèo thuyền ra cứu người thì không hề ngại ngần”, mệ Hến chia sẻ.

Theo lời mệ, đây không phải là lần đầu tiên bà cứu người đuối nước trên sông, cách đây chừng hơn một năm, cũng tại đoạn sông này, có một người từng nhảy cầu Vĩ Dạ, vô tình mệ ra vườn, rọi đèn pin ra phía sông Như Ý thấy một người trong trạng thái đuối nước, mệ cùng một người khác nhanh chóng đưa nạn nhân vào bờ, sơ cứu trước khi chuyển đến bệnh viện. “Đoạn sông ni, trước đây tui từng vô tình phát hiện một người đuối nước, may mắn khi tui phát hiện nạn nhân, khi đưa vào bờ nạn nhân mới vừa bị ngạt thở. Sau một thời gian ngắn sơ cứu nạn nhân thở trở lại, rồi cùng thêm một người đưa đến bệnh viện cấp cứu. Cứu người xuất phát từ tình thương giữa con người nhau", mệ nói.

Theo tin chúng tôi mới nhận được, nạn nhân sau khi được cứu sống tại bệnh viện Trung ương Huế đã được gia đình đưa về nhà chăm sóc.

Bài, ảnh: Quỳnh Sơn - Clip: Nguyễn Văn Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y đức nơi tuyến đầu cứu người

Đến thăm ba của người bạn thân mới ra viện, tôi nghe ông kể, hôm ấy chú tự nhiên bị lăn ra ngất xỉu, người nhà đưa đi cấp cứu ở Khoa Cấp cứu đa khoa (CCĐK), Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Do vội quá không mang theo gì cả, kể cả tiền. Vậy mà ngay sau khi nhập viện, dù chưa có tiền, chú vẫn được chụp CT, chẩn đoán bị đột quỵ. Nhờ được cấp cứu giờ vàng, chỉ sau vài ngày nằm viện, chú được cứu sống trở lại bình thường, không để lại di chứng. May quá, nhờ khoa có những thay đổi so với trước, các quy chế của bệnh viện được áp dụng linh hoạt.

Y đức nơi tuyến đầu cứu người
Đừng để cứ hè lại khóc “đuối nước”

Mỗi năm, khi các bạn nhỏ được nghỉ hè, lại là lúc thỉnh thoảng phải đọc những thông tin rất buồn: Chết đuối. Đã có những con số thống kê, mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em bị đuối nước… Riêng tại tỉnh Thừa Thiên Huế và địa bàn miền Trung, sau hè lại thường sẽ là mùa lụt bão, cũng là thời điểm dễ dẫn tới những mất mát vì đuối nước.

Đừng để cứ hè lại khóc “đuối nước”
Hạnh phúc của người thầy khi được hiến máu cứu người

Có 15 người công tác trong ngành giáo dục được tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Họ "bén duyên" với việc hiến máu định kỳ bằng những câu chuyện khác nhau, nhưng tinh thần chia sẻ, cứu người vẫn luôn luôn thường trực, dù phải vượt quãng đường dài 60km để hiến máu khẩn cấp.

Hạnh phúc của người thầy khi được hiến máu cứu người

TIN MỚI

Return to top