ClockThứ Ba, 12/07/2022 14:15

Nghề dỡ nhà cũ

TTH - Sau thời gian dài ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện nay, nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà của người dân tăng cao. Do đó, nghề phá dỡ nhà cũ cũng đang “ăn nên làm ra” dù công việc khá vất vả.

Không còn nặng nhọc khi đã quen công việcNhọc nhằn nghề làm đườngNhọc nhằn nghề bảo vệ cây xanh di tích

Những người thợ phá nhà cũ cật lực với công việc của mình

Khó nhằn

Để tháo dỡ một ngôi nhà cũ, đội thợ thường nhận khoán rồi cùng nhau làm chứ không phải nhận tính công theo ngày. Do đó, việc “rành” nghề để ước lượng được lượng sắt thép có trong nhà, độ dễ hay khó phá để ra giá với chủ nhà mới mong có được lãi.

Theo chân anh Nguyễn Hoàn, TP. Huế về tận xã Phú Diên (Phú Vang) để tháo dỡ những ngôi nhà cũ mới thấy công việc này nặng nhọc, vất vả tới nhường nào. Giữa cái trưa nắng nóng như đổ lửa, những tiếng búa tạ vẫn vang lên từng hồi, những mảng tường lớn cứ thế đổ xuống cùng niềm vui của đội thợ.

Vì là tự nhận công trình, rồi chia đều tiền công, tiền bán sắt hay các vật dụng tận dựng được từ nhà cũ nên đội thợ của anh Hoàn ai nấy đều tăng tốc, làm hết công suất mặc dù trời đã quá trưa.

Nghỉ tay uống ly nước, anh Hoàn chia sẻ: Công việc này nặng nhọc lắm, những vật dụng để phá nhà như búa, máy khoan… đều là những vật dụng hạng nặng. Khi phá dỡ, không chỉ đập xuống đó là xong mà phải dọn thật sạch, gọn gàng cho chủ nhà. Nhưng được cái, ngoài tiền công phá dỡ chia nhau ra, chúng tôi còn kiếm thêm được ít đồng tiền sắt thép, đổ giải hạ… Nghề nào cũng có cái khổ, nhưng khi nhận được tiền công thấy cũng rất vui. Gặp những ngôi nhà mới xây chưa lâu, lượng sắt thép nhiều thì chúng tôi cũng kiếm được thêm khoản lời kha khá.

Làm hết trách nhiệm, giá cả phải chăng mà dọn dẹp sạch sẽ cho chủ nhà nên đội quân của anh Hoàn luôn làm việc không ngơi tay, công trình này chưa dứt thì đã có công trình mới.

Mặc dù thù lao từ nghề này cũng khá cao, nhưng thấy những người thợ suốt ngày đứng giữa nắng nóng, hay “treo” mình trên những bức tường cũ cùng những cái búa nặng trịch mới thấy sự nguy hiểm, nặng nhọc mà nghề tháo dỡ nhà cũ mang lại.

So với những nơi khác, muốn kiếm lời từ những ngôi nhà cũ, các đội thợ phải mua lại xác nhà sau đó tháo dỡ, tận dụng và bán lại những sản phẩm từ ngôi nhà cũ đó, thì ở Huế chủ nhà phải thuê thợ tháo dỡ nhà từ 10-20 triệu đồng/ngôi nhà và thợ được “hưởng” luôn những vật liệu tận dụng được. Đó cũng là một động lực để những người thợ tháo dỡ nhà cũ gắn bó với nghề, và có thu nhập khá từ nghề vất vả này.

Cũng đều là những thợ lành nghề, với kinh nghiệm trên dưới chục năm gắn bó với những ngôi nhà cũ, anh Nguyễn Xuân (40 tuổi ở Phú Vang) cho biết: Trước đây, tôi làm phụ thợ nề, cũng quen với công việc nặng nhọc nên thử sức với việc nhận tháo dỡ nhà cũ. Lúc đầu chưa quen việc nên làm cũng khá lâu, do đó thu nhập không cao lắm. Nhưng làm lâu mình cũng rút ra nhiều kinh nghiệm, có những “mẹo” riêng để dỡ nhà nhanh, an toàn và nhìn vào những ngôi nhà là có thể ước chừng được chính xác thời gian phá nhà là bao lâu. Để công việc được “bền”, tôi rủ một số anh em làm chung, chứ không thuê nhân công. Cùng nhau nhận công trình, cùng nhau dãi nắng dầm mưa và cùng nhau “hưởng” thành quả.

Lao động nghiêm túc

Dưới cái nắng bỏng rát của mùa hè, đội thợ của anh Xuân đang hì hục đục, gõ những mảng bê tông chắc nịch. Sau những cú dỡ nặng nhọc là tiếng búa tạ, máy đục va vào những mảng tường chan chát, lửa tóe lên cùng những khuôn mặt rám nắng ướt đẫm mồ hôi.

Tất cả những người thợ phá dỡ nhà đều khá trẻ, bởi chắc chỉ có những người trẻ mới đủ sức, sự dẻo dai, bền bỉ để làm những công việc nặng nhọc, vất vả như thế này. Không phải tốn công học nghề như thợ xây nhưng để làm tốt, “sống khỏe” với nghề, họ phải lao động thật nghiêm túc. Nhất là việc học các “mẹo” trong quá trình phá dỡ, biết được hướng đổ của những khối bê tông, mảng tường để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người, hay là nên đập phần nào cho an toàn, đỡ tốn sức.

Thở lớn một tiếng sau khi một bức tường to được phá dỡ hoàn toàn, anh Miền (37 tuổi, đội thợ của anh Xuân) bộc bạch: Cực lắm, việc thì nặng, bụi mù mịt, trên nắng dưới nóng rát nhưng chọn nghề thì phải chấp nhận. Làm nghề này cũng đối mặt với không ít rủi ro, hiểm nguy nên chúng tôi luôn bảo nhau phải cẩn thận hết sức, làm việc phải biết quan sát, ngó trước, nhìn sau để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Đi làm mới có thu nhập, nên chúng tôi cứ quần quật quanh năm, hết công trình này đến công trình khác. Được cái, chúng tôi luôn làm việc nghiêm túc, sòng phẳng với chủ nhà, nhất là việc dọn dẹp thật sạch sẽ, đâu ra đấy để chủ nhà thuận tiện trong việc đào móng làm nhà mới nên làm bất cứ nhà nào cũng được chủ nhà hay xóm giềng “mách miệng” cho những công trình khác.

Ngoài sức khỏe, sự bền bỉ để bám trụ với công việc phá nhà cũ nặng nhọc, vất vả đó thì cũng chính sự nghiêm túc trong quá trình làm việc nên đa số những đội phá nhà cũ luôn được các chủ nhà tin tưởng, lựa chọn.

Bài, ảnh: Thảo Vy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh (15/12/1964 - 15/12/2024)
Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân.

Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

TIN MỚI

Return to top