ClockThứ Ba, 29/08/2023 05:44

Người cao tuổi gìn giữ văn hóa

TTH - Với nhiều phương cách, người cao tuổi (NCT) đã không chỉ góp phần bảo tồn, gìn giữ văn hóa truyền thống mà còn phát huy để đời sống văn hóa địa phương ngày càng thêm phong phú, đa dạng.

Di sản văn hóa phi vật thể: Ghi danh xong, cần ứng xử cho phù hợp

 Người cao tuổi huyện Nam Đông lan tỏa văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu

Tại Liên hoan tiếng hát Người Cao tuổi (NCT) tỉnh được tổ chức mới đây, ban giám khảo và hàng trăm NCT đã bồi hồi, xúc động trước hàng chục tiết mục đặc sắc đến từ các đội văn nghệ trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, ba tiết mục đậm đà bản sắc văn hóa của đoàn biểu diễn nghệ thuật đến từ vùng cao Nam Đông đã để lại những ấn tượng vô cùng sâu đậm.

Ba tiết mục biểu diễn trên đều do ông Tà Rương Mão, tuổi đã hơn 60 dàn dựng. Ông Mão chia sẻ: “Đoàn chúng tôi bao gồm 16 thành viên, đều trên 60 tuổi và là đồng bào Cơ Tu hiện đang sinh sống tại Nam Đông. Tham gia liên hoan lần này, chúng tôi đã mang đến 3 tiết mục kết hợp múa – hát truyền thống. Đó là tiết mục Âm vang núi rừng, Đảng đã cho ta cuộc sống mới và Bài ca nông thôn mới”.

Các tiết mục đều được thể hiện thông qua song ngữ cả tiếng Kinh và tiếng Cơ Tu. Cùng với những nhạc cụ truyền thống của người Cơ Tu như cồng chiêng, trống, khèn, lời ca giản dị nhưng ấm áp nghĩa tình và tiếng nhạc cụ trầm bổng của đoàn biểu diễn đã chạm đến trái tim của người nghe.

Ông Trần Trung Dũng (72 tuổi), một khán giả, xúc động: “Những tiết mục biểu diễn của đồng bào vùng cao trên tivi tôi xem đã nhiều, nhưng đúng là mắt thấy, tai nghe thật sự rất hấp dẫn và sinh động. Lời bài hát mộc mạc, câu chuyện đơn giản nhưng mạch lạc, nhạc cụ gần gũi khiến tôi cảm động và không thể rời mắt”.

NCT là “đầu tàu” trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc tại mỗi địa phương. Tại xã Thượng Long (Nam Đông), NCT là nhân tố không thể thiếu trong những cuộc hội họp và biểu diễn nhạc cụ, âm nhạc truyền thống của đồng bào Cơ Tu.

Ông Hồ Văn Vược, Chủ tịch Hội NCT xã Thượng Long thông tin: “Hiện trên địa bàn xã có hơn 270 NCT và 100% đều là người Cơ Tu. Để giữ gìn và phát huy văn hóa của đồng bào, đồng thời trao truyền cho con cháu, chúng tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động kết hợp với bảo tồn văn hóa dân gian như hát múa các làn điệu với nhạc cụ thuyền thống. Đặc biệt vào những ngày lễ như ngày NCT Việt Nam, ngày Quốc tế NCT, chương trình lại càng đặc sắc hơn nữa”.

NCT là lực lượng đóng vai trò cốt yếu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Ông Hồ Viết Lễ, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh cho biết: “Trong văn hóa truyền thống của cha ông, NCT luôn là người tổ chức, sắp xếp, thực thi các nghi lễ cũng như là người trao truyền, hướng dẫn cho các thế hệ con cháu về những giá trị văn hóa, nhân sinh. Họ là những cây đa cây đề trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, bởi thế, vai trò của NCT là vô cùng quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện đại ngày nay”.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có hơn 170 nghìn NCT. Trong đó, có rất nhiều NCT am hiểu về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của mỗi địa phương. Đại diện Hội NCT tỉnh thông tin: “Ngoài đảm nhiệm vai trò quan trọng trong các ban lễ nghi, các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, giữ gìn những phong tục tốt đẹp truyền thống, NCT còn góp công, góp sức cho các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng nông thôn mới”. 

Từ hiệu quả của NCT khi tham gia các hoạt động gìn giữ văn hóa truyền thống, các cấp Hội NCT trên địa bàn tỉnh có thêm nguồn lực, tiếp tục phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng nếp sống văn hóa tại cộng đồng dân cư. NCT trở thành tấm gương sáng mẫu mực, góp phần kết nối thế hệ trẻ với các giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông. Từ đó, mang những giá trị lịch sử, đạo đức và văn hóa song hành cùng đời sống hiện đại.

Bài, ảnh: Mai Thị Huế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top