ClockThứ Tư, 03/10/2012 05:49

Người Huế ở Phước Long

TTH - Đứng ở bất kỳ một đỉnh cao nào đó bao quát tầm nhìn, chúng tôi có cảm nhận như Phước Long được ôm ấp bởi màu xanh của rừng. Bạt ngàn cao su và điều. Những cây công nghiệp sang trọng trên một nền đất bazan thẫm đen đã đưa lại sự trù phú cho vùng đất này.

Người Huế có mặt ở Phước Long rầm rộ nhất vào 2 thời điểm – trước giải phóng, những năm 1957, 1958 - thời kỳ di dân của chế độ Ngô Đình Diệm. Và những năm 1977, sau ngày đất nước thống nhất. Người Huế ở Phước Long chủ yếu là di cư tự do. Từ đó về sau, những thông tin tốt lành về một vùng đất rộng, trù phú và màu mỡ đã kéo chân nhiều người Huế đến đây. Không rầm rộ mà từ từ. Để bây giờ, người ta ước tính có khoảng 20% người Huế ở Phước Long. Có những khu vực tuyền là người Huế.

 

Xưởng điều ở Phước Long

Nơi đầu tiên khi đặt chân đến Phước Long, chúng tôi tìm đến là nhà bác Hồ Cường, Phó Chủ tịch Hội Đồng hương Huế ở Phước Long. Rất nhiều nơi ở vùng miền Đông Nam bộ có ban liên lạc hội đồng hương người Huế. Nhưng với tư cách là một hội xã hội được chính quyền cấp phép hoạt động thì rất ít, trong đó có Phước Long. Hội Đồng hương Huế ở thị xã Phước Long đã nhận được bằng khen của UBND tỉnh Bình Phước về hoạt động xã hội của hội.

Bữa cơm tối đầu tiên trong cái se lạnh của vùng khí hậu cận Tây Nguyên ở miền Đông Nam bộ làm ấm lòng người. Như chúng tôi đã nói, những người Huế đến Phước Long sau 1975 là di cư tự do nên phần lớn là từ hai bàn tay trắng. Vì khổ mà đi, vì nghèo mà đi. Có những cuộc di cư đầy nước mắt.
 
Bây giờ thì đời sống của cộng đồng người Huế tốt hơn gấp ngàn lần. Thị xã Phước Long cũng mới thành lập chưa lâu nên người dân chủ yếu sống dựa vào rừng, vào vườn. Một logíc hiển nhiên của vùng đất này là những người di cư càng sớm thì có càng nhiều đất, mà càng nhiều đất thì càng khấm khá. Đến Phước Long tìm hiểu về cộng đồng người Huế, chúng tôi mới biết điều này – được làm nông dân ở vùng đất này không dễ. Một héc ta cao su ở vùng ven thị xã có thể chuyển nhượng trên dưới 800 triệu đồng. Ở sâu chừng mươi, mười lăm cây số, một ha điều giá cũng 350 đến 400 triệu. Cứ thế nhân lên. Những gia đình có 5 – 10 ha, thậm chí vài chục ha không hiếm. Vì thế cách sinh hoạt và phong cách giao tiếp của người nông dân Phước Long cũng nhuốm màu thành thị. Thị thành nhưng vẫn giữ được sự mộc mạc của người dân quê cũng là điều đáng trân trọng.
 
Có ai đó nói rằng người Huế, đất Huế cứ trầm trầm, nhưng ở Phước Long chúng tôi biết rằng người Huế rất năng động và nắm bắt cơ hội rất nhanh. Ở thị xã Phước Long có đến 17 doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực xây dựng do người Huế làm chủ. Việc chia tách huyện đã tạo ra nhiều việc làm và cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển. Có những doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh hạt điều vào hạng đầu bảng ở thị xã Phước Long cũng là người Huế.
 
Hội đồng hương Huế ở Phước Long là hội thành lập sớm nhất ở tỉnh Bình Phước, trước cả Ban liên lạc Hội Đồng hương Huế của tỉnh Bình Phước. Cứ 3 năm, hội đồng hương lại tiến hành tổ chức đại hội một lần và hoạt động rất qui củ. Lần đại hội gần nhất trong năm nay, các bức tranh về Huế do tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng đã được đem đấu giá, thu được 26 triệu đồng làm quỹ hội.
 
Những ngày ở Phước Long, chúng tôi cảm nhận đầy đủ những tình cảm của người dân Huế hướng về quê hương, nguồn cội. Ngôi đình làng của làng Thủ Lễ cũng được xây dựng ở đây. Khi biết chúng tôi đến để thực hiện các tập phim về người Huế ở xa quê, đến đâu, bà con cũng tập hợp rất đông, tay bắt mặt mừng. Rất nhiều thông tin chúng tôi thu nhận được từ những cuộc gặp gỡ như thế này.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TUYÊN TRUYỀN BHXH TỰ NGUYỆN THEO NHÓM NHỎ:
Đưa chính sách đến với người lao động tự do

Để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình, nhiều đại lý thu và nhân viên BHXH tỉnh đã chuyển dần từ tuyên truyền thông qua các hội nghị với số lượng đông sang hình thức tuyên truyền theo nhóm nhỏ, mang lại hiệu quả và tăng số người tham gia.

Đưa chính sách đến với người lao động tự do
Hướng về đoàn viên, người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân luôn là đợt cao điểm chăm lo cho công nhân lao động. Năm nay, với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", ngay từ thời điểm cuối tháng 4, nhiều hoạt động chăm lo cả về vật chất lẫn tinh thần đã được các cấp công đoàn đồng loạt thực hiện.

Hướng về đoàn viên, người lao động
Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
Thăm, tặng quà cho các trường hợp khó khăn bị tai nạn lao động

Trong khuôn khổ hưởng ứng Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, ngày 24/4, đại diện lãnh đạo tỉnh, Hội đồng ATVSLĐ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh cùng đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đi thăm, tặng quà cho các trường hợp bị tai nạn lao động, thân nhân người tử nạn do tai nạn lao động và khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên trên địa bàn tỉnh.

Thăm, tặng quà cho các trường hợp khó khăn bị tai nạn lao động
Return to top