ClockThứ Bảy, 13/11/2021 16:41

Người tiêu dùng xoay chuyển trước đợt “bão giá” năng lượng

TTH.VN - Giá xăng dầu, gas tăng mạnh thời gian gần đây đã tác động đáng kể đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Các loại hàng hoá thiết yếu tăng ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến những chi tiêu, mua sắm hàng ngày.

Khó khăn xuất khẩu, áp lực tăng giáKỳ vọng giá xăng dầu còn giảm tiếp trong tháng 8Giá vàng biến động, người tiêu dùng bất anTháng 10, CPI có mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây

Nhiều người chuyển sang dùng bếp điện, từ do giá gas tăng cao trong thời gian qua. ẢnhBHG

Đợt tăng gần nhất, giá gas tăng thêm 17.000 đồng, kéo theo giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng của nhiều hãng lên tới 500.000 đồng/bình loại 12kg. Trong khi đó, giá xăng cũng gần “chạm mốc” 25.000 đồng/lít.

“Dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, giá năng lượng tăng kiểu này thì đúng là ảnh hưởng mạnh đến đời sống người dân” – chị Nguyễn Thị Như (phường Xuân Phú, TP. Huế) nói và cho hay trước đó, giá cả mặt hàng đã tăng. Theo lời chị Như, mỗi khi giá năng lượng giảm, các mặt hàng giảm theo không bao nhiêu, nhưng khi giá năng lượng tăng kéo theo nhiều mặt hàng tăng giá. Người tiêu dùng đối mặt với nhiều áp lực.

Chỉ một vài ngày khi giá xăng dầu, gas tăng, một số mặt hàng rục rịch tăng theo. Từ mớ rau củ cho đến ký cá, gì cũng tăng thêm vài ngàn đồng do phí vận chuyển tăng. Trong đó, giá gas tăng khiến bà nội trợ “nóng mặt”. Nhiều người phải chắt bóp lại, tiết kiệm một số chi phí không cần thiết. Một số người tạm thời chuyển từ bếp gas sang dùng bếp điện, bếp từ.

Chị Như cho biết đang tham khảo một số bếp điện, từ để dùng thử. Theo lời chị và một số người đã dùng trước đó, việc dùng bếp điện, từ tiện hơn, tiết kiệm chi phí hơn so với giá gas hiện tại.

Chủ một số cửa hàng điện máy trên địa bàn TP. Huế cho hay những ngày qua, lượng người tìm đến mua tăng hơn so với trước đó. Đa số có chung tâm lý muốn chuyển dùng điện thay cho gas, bởi vì giá gas tăng quá cao, trong khi giá điện vẫn giữ nguyên. Thời điểm này, nhiều hãng lẫn cửa hàng cũng có chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu nên đã kích cầu tiêu dùng. Tuỳ theo loại, giá bếp điện từ dao động từ vài triệu đến khoảng 20 triệu đồng, loại 2 bếp hoặc ba bếp.

Chọn cho mình một bếp với giá 2,5 triệu đồng ở cửa tiệm điện máy trên đường Phan Đăng Lưu, chị Võ Thu Thuỷ (phường An Cựu, TP. Huế) hy vọng sẽ giảm được đôi chút chi phí sinh hoạt thường ngày. “Giá gas tăng nên tôi quyết định chuyển sang dùng loại bếp này. Tuy nhiên, vẫn phải giữ bếp gas lại bởi có một số món vẫn cần phải chế biến bằng bếp gas và cũng phòng khi cúp điện”, chị Thuỷ nói. Không riêng gì chị Thuỷ, nhiều người chọn bếp điện từ như một giải pháp để tiết kiệm trong bối cảnh dịch bệnh, việc kiếm tiền gặp nhiều khó khăn.

Trước đó, nhiều người đã chuyển sang bếp điện từ vì tiết kiệm thời gian đun nấu, tiết kiệm nhiệt năng do làm nóng trực tiếp đáy nồi và không bị tỏa nhiệt lượng ra bên ngoài như bếp gas. Ngoài ra, loại bếp này đảm bảo an toàn hơn cũng như rất dễ vệ sinh sau khi nấu.

Đại diện một cửa hàng bếp điện, từ trên đường Hùng Vương, TP. Huế thông tin, sau thời điểm giá xăng dầu, gas tăng mạnh, lượng người tìm đến cửa hàng mua bếp điện từ cũng tăng theo. Lượng hàng bán ra thời điểm này tăng 30% so với trước đó. Cửa hàng này bày bán các loại bếp điện, từ của nhiều hãng, đa số là các hãng ngoại nhập. Mức giá từ hơn 2 triệu đến tầm 17 – 18 triệu/cái. “Người dùng chủ yếu mua loại vừa tiền, khoảng 7 – 8 triệu đồng/ cái”, đại diện cửa hàng nói và dự báo những ngày tới, lượng người mua sẽ tăng cao. Một số cửa hàng khác cũng cho hay, khách hàng mua sắm chủ yếu quan tâm đến dòng bếp điện phân khúc từ 6-10 triệu đồng.

Chủ nhà hàng, quán ăn cũng đau đầu

Chủ nhiều nhà hàng, quán ăn trên địa bàn TP. Huế nói rằng, việc tăng giá xăng dầu, gas khiến họ rơi vào tình cảnh khó khăn. Thời điểm hiện tại, chưa thể tăng giá bán nhưng việc cầm cự này sẽ không kéo dài được lâu.

“Các mối bỏ hàng cho biết có ý định tăng giá theo giá xăng dầu, gas. Trong khi dịch khách đã thưa vắng, nay ảnh giá năng lượng tăng chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Nếu bán với mức giá cũ sẽ lỗ vốn, nhưng tăng quá thì khách sẽ ít đến quán…”, anh Hùng, chủ một quán ăn trên đường Bà Triệu, nói.

Hầu hết các chủ nhà hàng, quán ăn cho biết, nếu tình hình sắp tới còn tăng nữa họ buộc sẽ tính toán để tăng giá, bù giá. Thiệt thòi nhất vẫn thuộc về người tiêu dùng. “Chúng tôi chỉ là khâu trung gian, mua vào bán ra. Giá mua vào cao thì bán ra cao, ngược lại mua vào thấp thì bán ra thấp”, chị Hương – chủ một quán bún trên đường Nguyễn Sinh Cung cho hay.

Nhật Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá xăng tăng, giá dầu lại giảm

Theo Quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15 giờ ngày 12/12, giá xăng tăng (trừ E5 RON 92), nhưng giá dầu lại giảm.

Giá xăng tăng, giá dầu lại giảm
Giá vàng ngày 9/12: Vàng nhẫn tăng giá, vàng miếng đi ngang phiên đầu tuần

Giá vàng thế giới hôm nay (9/12) tăng trở lại khi Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho biết, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tiếp tục mua vàng dự trữ trong tháng 11 sau 6 tháng tạm dừng, giao dịch quanh mức 2.646 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC ở mức 85,2 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn tăng lên 84,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng ngày 9 12 Vàng nhẫn tăng giá, vàng miếng đi ngang phiên đầu tuần
Nỗi lo khi điện tăng giá

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có Quyết định số 1046-QĐ/EVN, ngày 11/10/2024 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân (giá điện). Theo đó, giá bán lẻ điện là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT), tương đương mức tăng 4,8% bắt đầu từ 11/10/2024.

Nỗi lo khi điện tăng giá
Để tăng lương, không tăng lo

Điệp khúc “lương chưa tăng, giá đã tăng” tiếp tục đặt ra những thách thức, đòi hỏi phải có giải pháp bình ổn, điều hành giá, sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân… để người được thụ hưởng yên tâm, mức lương mới sẽ tạo động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động.

Để tăng lương, không tăng lo

TIN MỚI

Return to top