ClockThứ Năm, 25/07/2024 10:39

Nhớ người bạn học cùng lớp Văn, khóa 8 - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTH - Tôi tìm gặp người bạn học cùng lớp đại học với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - ông Hoàng Ngọc (Hoàng Sỹ Ngọc) – lớp Văn, khóa 8, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (1963 – 1967 – nay là Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) vào một ngày tháng 7/2024.

Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quảng trường Ba ĐìnhTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng taTổ chức lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại các chùa, cơ sở tự viện

 Ông Hoàng Ngọc lật giở những trang hồi ký về lớp Văn, khóa 8, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội

Trong căn nhà trên đường Trần Anh Tông, phường Trường An, TP. Huế, ông Hoàng Ngọc kể cho tôi về những tháng ngày dưới mái Trường đại học Tổng hợp Hà Nội; về những người bạn trong lớp Văn, khóa 8, khoa Ngữ văn.

Trong ký ức chắp vá vì tuổi cao, sức yếu, nhưng khi hỏi về những ngày được học dưới mái trường đại học Tổng hợp Hà Nội cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Ngọc vẫn còn nhớ về những ngày tháng trong quãng đời sinh viên của mình ngày xưa ấy.

Khoa Ngữ văn dạo ấy tọa lạc gọn trong khuôn viên rộng vài ba héc ta đất, xung quanh là cánh đồng và những ruộng rau thơm các loại của làng Láng, bên cạnh ngôi chùa Láng cổ kính, thâm u bóng xoài, nổi tiếng là di tích văn hóa - lịch sử lâu đời.

Lớp Văn, khóa 8 có hơn 100 sinh viên; trong đó, có 24 sinh viên là người miền Nam tập kết. Chúng tôi gắn bó với nhau rất tự nhiên ngay từ đầu nhập học. Chúng tôi cảm nhận được rằng mình được ưu ái nhất lớp. Thời điểm đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người hiền từ, trẻ tuổi. So với tuổi, tôi hơn ông Nguyễn Phú Trọng 3 tuổi - SN 1941. 

Trong tuyển tập hồi ký “Người văn - Nghĩ và sống” của nhiều tác giả là những sinh viên lớp Văn, khóa 8, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội niên khóa 1963 – 1967 viết: “Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944 trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội. Hai cụ thân sinh ra Nguyễn Phú Trọng đều làm ruộng, sống ngay thẳng, nhân hậu và giữ nếp gia phong. Các anh chị em trong gia đình đều thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Lớp Văn, khóa 8, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội được coi là đông nhất từ trước tới nay, tập hợp những sinh viên ưu tú từ nhiều nguồn trong và ngoài nước nên có hơn 100 người.

Hai năm cuối khóa, do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, lớp phải đi sơ tán lên tận thôn Tràng Dương, xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên để dựng lán trại, tiếp tục học tập.

Trong những ký ức bạn bè lớp Văn, khóa 8, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội nhiều người vẫn nhớ rất rõ đến quãng đời học tập và gia cảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ngay từ nhỏ, ông đã rất thích văn học dân gian và thường ước mơ được theo nghề văn hoặc nghề báo.

Ham học lại thông minh, nên học hết lớp 10, ông thi đỗ ngay vào khoa Văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, niên khóa 1963 – 1967. Chính nơi đây đã chắp thêm niềm ước mơ cháy bỏng cho ông. Được học Văn học là ngành mà ông yêu thích. Ông học vào loại giỏi, lao động cừ, tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp và đoàn thanh niên.

Năm 1967, Nguyễn Phú Trọng bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp về đề tài: “Thơ ca dân gian với nhà thơ Tố Hữu” với điểm tối ưu duy nhất của khóa đó. Cũng trong năm này, ông vinh dự được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, một điều rất hiếm đối với sinh viên thời bấy giờ”.

Với ông Hoàng Ngọc, những lần tựu Trường đại học Tổng hợp Hà Nội ông đều cố gắng để tham dự. Dự để được gặp lại bạn bè thời sinh viên, được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Gặp lại những bạn đồng môn, được hồi tưởng về quá khứ gian khổ, nhưng đầy tự hào, nhớ mình được vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay chính trong lớp Văn, khóa 8, khoa Ngữ văn; dưới mái Trường đại học Tổng hợp Hà Nội.

Từ ngày hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, ông Hoàng Ngọc cũng như những người bạn trong lớp Văn, khóa 8, khoa Ngữ văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội luôn cảm thấy tiếc thương, mất mát. Từ nay không còn nhìn thấy một Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng liêm chính, cương trực, đức, tài vẹn toàn; người đã có nhiều đóng góp vô cùng quan trọng, cùng Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo toàn Ðảng đưa Nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, tiếp bước trên hành trình đổi mới thắng lợi trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế - xã hội đến xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, để đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Tuy nhiên, trong tâm trí của những bạn bè lớp Văn, khóa 8 vẫn luôn nhớ mãi một Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “suốt cả cuộc đời, một lòng vì Đảng, vì nước, vì dân”.

“Dù nắm giữ cương vị công tác nào, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng luôn gần gũi với những người bạn của lớp Văn, khóa 8, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Có những lần vào Huế, ông thi thoảng ghé thăm nhà tôi, lúc đó, ở khu chung cư Đống Đa. Bạn bè gặp nhau ngoài hỏi thăm sức khỏe, còn kể cho nhau nghe về những ngày học tập đầy khó khăn, gian khổ, nhưng đầy tự hào ấy.

Mỗi lần ra công tác Hà Nội, bao giờ tôi cũng chuẩn bị ít quà - những món ngon đặc sản của xứ Huế là tôm chua, mè xửng… để được tặng ông. Món quà nhỏ, nhưng ý nghĩa lớn về tình bạn, tình đồng chí, anh em”, ông Hoàng Ngọc bộc bạch.

Hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, ông Hoàng Ngọc ao ước được ra Hà Nội để được viếng, thắp một nén nhang tiễn biệt. Nhưng với ông Ngọc, mong ước này thật khó vì hoàn cảnh, vì lý do tuổi cao, sức yếu. Thôi, âu đó cũng là lẽ thường tình, quy luật cuộc đời của mỗi con người “sinh – lão – bệnh – tử”. Vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người đã tận tâm, tận lực, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. 

Sau khi tốt nghiệp lớp Văn, khóa 8, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, ông Hoàng Ngọc giữ nhiều cương vị công tác quan trọng khác nhau từ Trung ương đến địa phương. Ông vinh dự, tự hào khi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/11/1966 ngay tại Chi bộ lớp Văn, khóa 8. Nay, ông tròn 58 tuổi Đảng, 83 tuổi đời.


Phong Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người dân viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ sáng sớm

Sáng 26/7, Lễ viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội); tại quê nhà đồng chí ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội và tại Hội trường Thống Nhất (TP. HCM).

Người dân viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ sáng sớm
Ý chí của toàn Đảng, nguyện vọng của toàn dân

Những ngày này, người dân cả nước bàng hoàng, tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dẫu biết sinh lão bệnh tử là quy luật của cuộc đời, dẫu biết Tổng Bí thư tuổi đã cao, sức khỏe không còn được như những năm về trước, nhưng tin về sự ra đi của Ông vẫn khiến mọi người bất ngờ, đớn đau và khó chấp nhận.

Ý chí của toàn Đảng, nguyện vọng của toàn dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Tấm gương ngời sáng để học tập

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, là nhà chính trị sắc sảo, trí tuệ, nhà lý luận xuất sắc của Đảng, suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, vì hạnh phúc của Nhân dân. Nhân dân mãi ghi nhớ công lao và khâm phục nhân cách của nhà lãnh đạo lỗi lạc dành trọn đời mình cho Đảng, Tổ quốc, Nhân dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Tấm gương ngời sáng để học tập

TIN MỚI

Return to top