ClockThứ Hai, 18/11/2019 06:45

Nỗ lực giảm bớt “độ chênh”

TTH - Để giảm bớt “độ chênh” về bình đẳng giới (BĐG) trong gia đình, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp đã có nhiều mô hình, những cách làm để chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ và trẻ em.

Tình người lan tỏaGiúp nhau mua bảo hiểm y tế

Hội LHPN tỉnh giải ngân vốn vay giúp phụ nữ phát triển kinh tế

Tín hiệu vui

Đi ngang cổng Trường mầm non phường Hương Vân, thị xã Hương Trà vào tầm tan trường, người qua đường dễ nhận thấy tỷ lệ các ông bố đi đón con khá đông. Anh Mai Xuân Lanh, ở thôn Lại Bằng 2, là một trong số đó.

Anh Lanh kể, anh làm nghề sửa xe nên chủ động về thời gian, vợ anh làm công nhân giờ giấc nghiêm túc nên từ mấy năm nay việc đưa đón hai con anh đều đảm nhận. "Tôi rất vui khi được tự tay chăm sóc các con để vợ yên tâm làm việc. Vợ chồng phải san sẻ lẫn nhau cuộc sống mới hạnh phúc được", anh Lanh chia sẻ.

Chị Cao Thị Vân, Chủ tịch Hội LHPN phường phấn khởi, đó là một trong những tín hiệu vui về BĐG ở phường Hương Vân. Ngoài ra, BĐG còn được thể hiện ở việc vợ chồng con cái tôn trọng lẫn nhau. Cùng nhau bàn bạc, thống nhất khi đưa ra những quyết định lớn trong gia đình như làm nhà, mua xe...

Trước đây, đến xã đầm phá Phú Xuân (huyện Phú Vang), chúng tôi nghe kể khá nhiều về những chuyện liên quan đến sự bất BĐG, về bạo lực gia đình (BLGĐ). Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ sự vào cuộc kịp thời của các ban ngành, sự nỗ lực của các cấp hội phụ nữ trong công tác tuyên truyền, Luật Bình đẳng giới đã dần đi vào đời sống của từng người dân, tình trạng bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Nhiều ông chồng đã chia sẻ công việc gia đình, tạo điều kiện cho vợ tham gia các hoạt động xã hội.

Chị Lê Thị Quỳnh Tường, Chủ tịch Hội LHPN huyện A Lưới cho biết, quan niệm sinh cho bằng được con trai để nối dõi tông đường của người dân vùng cao A Lưới không còn nặng nề như trước. Tỷ lệ các cặp gia đình có con một bề (là gái) cam kết không sinh con thứ 3 để nuôi dạy con tốt ngày càng cao. Ở những xã trước đây được xem là điểm nóng về bạo lực gia đình thì mấy năm gần đây hầu như không xảy ra.

Nỗ lực của các cấp hội

Chị Lê Thị Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh, khẳng định: “Tuy không phải là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong công tác BĐG và phòng chống BLGĐ, song hầu hết nạn nhân trong các vụ bạo lực là phụ nữ và trẻ em vì vậy hơn ai hết chúng tôi luôn trăn trở tìm cách để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ và trẻ em”.

Các cấp hội đã đẩy mạnh tuyên truyền Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống BLGĐ... đến cộng đồng dân cư qua nhiều hình thức dễ tiếp cận như hội thi “Tuyên truyền viên về bình đẳng giới, phòng chống BLGĐ”, “Bình đẳng giới gắn với 5 không, 3 sạch”, diễn đàn “Hãy lên tiếng với BLGĐ”… Qua đó, giúp phụ nữ hiểu được BLGĐ là vi phạm pháp luật để họ mạnh dạn tố cáo khi bị bạo lực.

Các cấp hội còn thành lập hàng trăm CLB về gia đình như CLB “Vì sự tiến bộ phụ nữ”, “Ông bố, bà mẹ nuôi dạy con tốt”, “Phòng chống tệ nạn xã hội”, “Gia đình không bạo lực”… để trang bị kiến thức, tập huấn kỹ năng ứng xử, tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc cho hội viên.

Ngoài ra, tạo việc làm cho chị em, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình cũng được các cấp hội quan tâm; bởi một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng BLGĐ là do đói nghèo, người phụ nữ không có việc làm, phụ thuộc kinh tế vào chồng...

Thông qua kênh Ngân hàng Chính sách xã hội, quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, quỹ tiết kiệm tự nguyện tại chỗ, Hội LHPN các cấp đang làm tốt vai trò hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho phụ nữ phát triển kinh tế, khẳng định năng lực bản thân. Nhờ vậy, đã giúp hàng ngàn lượt hội viên được tiếp cận vốn phát triển kinh tế, thu nhập ổn định, góp phần giảm bớt sự căng thẳng về kinh tế, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Theo chị Lê Thị Hồng Thanh, để BĐG và công tác phòng chống BLGĐ đạt được kết quả tốt hơn, cùng với sự nỗ lực của các cấp hội phụ nữ cần sự chung tay của toàn xã hội, phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, nhất là cho nam giới về bình đẳng giới và phòng chống BLGĐ để người chồng cùng tham gia, đẩy lùi nạn BLGĐ vốn vẫn còn âm ỉ trong đời sống của nhiều gia đình hiện nay.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

Chẳng may đau ốm, bệnh tật... khiến nhiều phụ nữ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Nhưng, họ chưa bao giờ bị “bỏ lại phía sau”, bởi bên cạnh họ luôn có sự giúp đỡ, chăm lo của các cấp hội phụ nữ.

Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế
Hương Thủy phát động Tháng bình đẳng giới năm 2024

“Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới” là chủ đề Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 do thị xã Hương Thủy tổ chức sáng 29/11.

Hương Thủy phát động Tháng bình đẳng giới năm 2024
Return to top