ClockThứ Năm, 10/08/2017 06:01

Sinh kế cho người nhiễm chất độc da cam

TTH - Cuộc sống của những gia đình có người nhiễm chất độc da cam bớt khó khăn hơn khi họ biết cách làm kinh tế, có thu nhập, thời gian để chăm sóc những người thân không có khả năng làm việc. Chương trình hỗ trợ sinh kế đã đem lại hiệu quả cho người nghèo ở A Lưới sau 5 năm thực hiện.

Hỗ trợ nuôi bò cho gia đình ảnh hưởng chất độc da cam tại xã A Ngo

Huyện A Lưới có trên 4.300 người nghi nhiễm chất độc da cam. Nhiều gia đình có đến 3 - 4 thế hệ bị tàn tật, không có khả năng làm việc. Họ chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi nhưng tỷ lệ bò chết gần 40% do chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh kém. Năm 2013, Hội Cựu chiến binh Trường đại học Nông lâm Huế, Quỹ Những trái tim Huế liên kết với Hội Cựu Chiến binh vì hòa bình ở Mỹ, Hội Những người ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam tại Úc đã cải thiện sinh kế cho hơn 130 hộ gia đình có người bị nhiễm chất độc da cam tại các xã: Hồng Trung, Hồng Kim, Hồng Quảng, Hồng Thượng và A Ngo (A Lưới) qua chương trình phát triển chăn nuôi bò sinh sản theo hướng bán chăn thả và heo sinh sản.

Người dân được tập huấn, tham quan về mô hình chăn nuôi cũng như hỗ trợ vật liệu xây dựng chuồng bò đảm bảo kỹ thuật. Bà con được bắt tay, chỉ việc khi cán bộ khuyến nông trực tiếp hỗ trợ, đồng hành trong suốt quá trình chăn nuôi. Các hộ được cung cấp cỏ giống, mỗi hộ trồng khoảng 100 - 500 m2 để có nguồn thức ăn đảm bảo cho bò. Các hộ gia đình được hỗ trợ xây dựng 60 chuồng bò, hơn 300 kg thức ăn gia súc… Ông Trương Trọng Khánh, Chủ tịch Quỹ Những trái tim Huế cho hay: “Hầu hết người dân đã chuyển đổi phương thức chăn nuôi bò từ chỗ chăn thả tự do, không chuồng trại, không sử dụng thức ăn bổ sung sang chăn nuôi bán chăn thả, có chuồng trại. Bò được quản lý dịch bệnh tốt hơn và nhiều hộ dân đã sử dụng phân chuồng có hiệu quả. Đàn bò ở các hộ phát triển tốt, tỷ lệ bò chết thấp. Nhiều gia đình biết cách trồng cỏ, cắt cỏ cho bò ăn, có gia đình nuôi được từ 3-5 con bò với trị giá lên tới 50 - 70 triệu đồng”.

Chị Hồ Thị Bình ở xã A Ngo có hoàn cảnh khó khăn. Chồng mất, người con đầu cũng mất do chất độc da cam. Người con thứ 2 gần 20 tuổi mà suốt ngày chỉ ngồi cũi. Một mình chị vừa phải tần tảo kiếm ăn nuôi các con và vừa phải chăm đứa con bị chất độc da cam. Chị Bình cho biết: “Từ khi nuôi bò theo phương thức mới, tôi có thời gian để chăm con. Hiện tại, gia đình chị cũng đã có 3 con bò với trị giá khoảng 50 triệu đồng”. Còn ở xã Hồng Trung, ông Quỳnh Sen nổi tiếng nuôi bò “mát tay”. “Từ khi tôi làm chuồng bò xa nhà, việc ô nhiễm nơi ở giảm hẳn. Hiện tại, gia đình tôi có 3 con bò và đã bán được 1 bò đực với giá  gần 20 triệu đồng”, ông Sen chia sẻ.

Không chỉ nuôi bò, 35 hộ gia đình bị ảnh hưởng chất độc da cam ở A Lưới được hỗ trợ heo nái. Thu nhập hằng năm của một hộ dân tăng trên 14 triệu đồng. Hàng tháng, các hộ tổ chức gặp mặt để chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực về chăn nuôi heo; từ đó, tình làng, nghĩa xóm bền chặt hơn. Ông Hồ Văn Ma, 52 tuổi, ở Hồng Quảng nói: “Chân và tay tôi bị khuyết tật, cần giúp đỡ để thực hiện các công việc hàng ngày. Tôi đã được dự án hỗ trợ cho một con heo. Sau 1 năm, heo của tôi đã sinh được 11 con nên đời sống bớt khó khăn, có đồng ra, đồng vào”.

Ông Nguyễn Cương, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh cho biết: “Các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo với phương châm “Trao cần câu, không trao con cá” đã đem lại hiệu quả. Việc hỗ trợ bò, heo giống tặng các hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam đã giúp họ có tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững. Các dự án tạo sinh kế bền vững trong tỉnh đã tạo việc làm cho hàng trăm hộ nghèo tại A Lưới, tạo chuyển biến nhận thức, hành động của cộng đồng trong xóa đói, giảm nghèo”.

Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em”

Ngày 14/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp chính quyền xã Hải Dương (TP. Huế) và mạnh thường quân tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em” với số lượng 600 con gà giống đến 20 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có con em trong độ tuổi đến trường.

Trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em”
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Trao vốn hỗ trợ sinh kế cho người yếu thế

Chiều 2/4, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ Mồ côi (NKT&TMC) Việt Nam phối hợp với Hội NKT - Bảo trợ NKT&TMC tỉnh tổ chức chương trình trao tặng vốn hỗ trợ sinh kế cho NKT trên địa bàn.

Trao vốn hỗ trợ sinh kế cho người yếu thế
Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1.000 nữ nông dân

Ngày 21/3, Ban điều hành Dự án phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã khó khăn đã tổ chức tập huấn cho 170 người ở xã Phú Diên, Phú Vang. Hoạt động có sự tham gia, giám sát của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, cán bộ dự án Oxfam, giảng viên trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện.

Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1 000 nữ nông dân
Return to top