ClockChủ Nhật, 04/12/2022 13:05

“STRING ART” - tranh đinh chỉ nghệ thuật

TTH - Tình cờ lướt một vòng Facebook, tôi bắt gặp những hình ảnh mà chị Lê Thị Hồng Nhung (xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc) chia sẻ trên trang cá nhân với rất nhiều bức tranh độc đáo và lạ mắt. Hỏi ra mới biết, đây là tranh đinh chỉ - một loại tranh nghệ thuật mới vừa du nhập vào Việt Nam.

Giới thiệu 46 bức tranh của họa sĩ Lê Văn Nhường18 mùa nhớ Trịnh Công Sơn

"String art" có tính ứng dụng cao trong trang trí nhà cửa

Đẹp - lạ

Tranh đinh chỉ hay còn gọi là “String art” - bộ môn nghệ thuật mới đang dần phổ biến ở Việt Nam, các tác phẩm sẽ được tạo nên chỉ từ đinh và chỉ. Đây là bộ môn đầy sáng tạo, đòi hòi sự kiên nhẫn để tạo ra một sản phẩm độc đáo và cuốn hút.

Chị Lê Thị Hồng Nhung chia sẻ: “Từ những vật dụng đơn giản như tấm gỗ, những chiếc đinh nhỏ, búa, những sợi len, sợi chỉ màu đã tạo ra những bức tranh lạ mắt đầy sáng tạo bởi những sợi dây quấn quanh hệ thống đinh. Sự pha trộn màu sắc giữa các sợi chỉ và sự tinh tế của người sáng tác đã cho ra đời những bức tranh đinh chỉ nghệ thuật”.

Quá trình tạo nên một bức tranh đinh chỉ tốn khá nhiều thời gian và trải qua nhiều công đoạn, như: vẽ phác thảo trên giấy; tính khoảng cách giữa các điểm đinh cho phù hợp và đóng đinh đều với các khoảng cách bằng nhau; đan chỉ, căn chỉnh các lớp màu và cân đối hướng, cách thức đan. “String art” có thể kết hợp đa dạng các loại vật liệu, như: gỗ, đồng, thép, sợi các loại để tạo ra một bức tranh tùy theo nhu cầu và sở thích của mỗi người.

Tranh đinh chỉ đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam

Mỗi lần làm xong một bức tranh, chị Nhung thường đăng tải lên trang Facebook cá nhân để chia sẻ với bạn bè và nhận được nhiều bình luận tích cực. Nhiều người tỏ ra hứng thú và mong muốn được chị Nhung chia sẻ cách làm. Đến nay, chị Nhung đã tiếp cận với “String art” được 1 năm và đã làm hơn 40 bức tranh to nhỏ khác nhau, từ đồng hồ, con vật, hoa cỏ… Chị Nhung cho biết, chị vẫn đang tìm tòi để có thể tạo ra những bức tranh chân dung con người.

“Hiện tại, tranh đinh chỉ vẫn là một bộ môn kén người chơi, bởi bộ môn này đòi hỏi người làm tranh phải thật kiên nhẫn, sáng tạo và tốn khá nhiều thời gian để tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm. Nhưng nếu ai đã quen và tìm ra được công thức thì bộ môn này vô cùng thú vị và cuốn hút”, chị Nhung cho hay.

Kiên nhẫn và chuẩn xác

Chị Nhung kể: “Mình có sở thích làm những món quà handmade, tình cờ biết được về bộ môn “string art” và cũng tập tành làm thử. Lúc đầu khá khó khăn và nản chí do chưa biết cách điều hướng dây đan sao cho đều và đẹp, cũng như chưa đo, đếm chính xác những chiếc đinh trên khuôn nên khi phác thảo hình một đường, lúc làm ra lại là một hình khác. Tuy vậy, có lúc mình dành cả một ngày chỉ để sửa lại cũng như tìm tòi cách làm tranh trên các trang hội, nhóm để làm sao điều dây đúng hướng, cũng như đóng đinh đúng vị trí để tạo ra một bức tranh hoàn thiện”.

Tranh đinh chỉ đòi hỏi người đan phải có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ

Quá trình làm tranh cũng phải thật cẩn thận và tỉ mỉ vì chỉ cần một đường nét sai thì bức tranh có thể sẽ không đẹp và không ra hình như phác thảo ban đầu. Tranh đinh chỉ có thể ứng dụng trong việc trưng bày, decor nhà cửa, làm quà tặng người thân. Thời gian để hoàn thiện một bức tranh đinh chỉ có thể là vài tiếng, nhưng có khi là vài tuần, thậm chí là cả tháng tùy độ phức tạp của tranh. Mỗi bức tranh làm ra có thể bán với giá từ 500.000 đến vài triệu đồng, thậm chí là hàng chục triệu đồng tùy hình dạng, kích thước.

“Hiện tại, mình đã chuyển vào TP. Hồ Chí Minh sinh sống và làm công việc nội trợ cùng chồng và 2 con nhỏ. Thời gian rảnh rỗi, mình thường mày mò thêm nhiều cách đan mới và đan thêm nhiều tranh với đa dạng màu sắc, mẫu mã, kích thước. Lúc đầu mình nghĩ là chỉ đan tranh để giải trí và “giết thời gian”, nhưng khi chia sẻ lên mạng xã hội, rất nhiều người thích thú và đặt mua. Tương lai có thể mình sẽ làm clip chia sẻ cách làm tranh hoặc bán tranh theo mẫu mã mà khách hàng yêu cầu”, chị Nhung cho biết thêm.

Hiện nay, tranh đinh chỉ cũng đã có bán sẵn trên một số sàn thương mại điện tử với nhiều hình thù đa dạng, với cách làm đơn giản và có hướng dẫn cách làm cho người mới tập đan. Tranh đinh chỉ không chỉ là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo, đây còn là bộ môn đòi hỏi sự kiên nhẫn, chuẩn xác cao. Tuy vậy, rất nhiều người hiện nay yêu thích “String art”, bởi chúng đem lại nhiều nguồn năng lượng tích cực, đặc biệt là đối với những ai có niềm đam mê với những món hàng handmade.

Bài: CHÂU THÁI - Ảnh: NVCC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa

Võ Thành Thân là một trong những họa sĩ trẻ, góp phần làm nên công cuộc đổi mới nghệ thuật Việt Nam. Triển lãm cá nhân “Mộng Ảnh” của anh đang diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (TP. Hồ Chí Minh) từ ngày 30/11 - 15/12/2024 - triển lãm quy tụ 14 bộ tác phẩm sơn dầu, thành quả của hơn ba năm nghiên cứu và sáng tạo miệt mài.

Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top