ClockThứ Hai, 27/11/2023 10:37

Tác hại của thuốc lá lên cơ thể con người

TTH - Hút thuốc có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài cho cơ thể. Dù hút hay nhai, thuốc lá đều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nhận thức của cộng đồng chưa caoXây dựng môi trường du lịch không khói thuốcGiới trẻ khó khăn trong việc bỏ thuốc lá

Thuốc lá tác hại đến sức khỏe con người. Ảnh: bảo phước 

Tỷ lệ tử vong cao

Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong ở người hút thuốc cao gấp 3 lần so với những người chưa bao giờ hút thuốc. Trên thực tế, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) lưu ý rằng, hút thuốc là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất có thể phòng ngừa được ở Hoa Kỳ. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (2020), thuốc lá chứa khoảng 600 thành phần. Nhiều thành phần trong số này cũng có trong xì gà và hookah. Khi đốt, chúng tạo ra hơn 7.000 hóa chất, trong đó có nhiều chất độc hại. Ít nhất 69 chất trong số đó là chất gây ung thư hoặc được biết là gây ung thư.

Khói thuốc lá cực kỳ có hại cho sức khỏe. Không có cách nào an toàn để hút thuốc lá. Việc thay thế thuốc lá bằng xì gà, tẩu thuốc, thuốc lá điện tử hoặc hookah sẽ không giúp bạn tránh được những rủi ro về sức khỏe. Hút thuốc có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư ở hầu hết mọi nơi trên cơ thể bao gồm: ung thư bàng quang, bệnh bạch cầu dòng tủy cấp, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản, ung thư thận và tử cung, ung thư thanh quản, ung thư gan, ung thư vòm họng (có thể bao gồm các bộ phận của cổ họng, lưỡi, amidan và vòm miệng), ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày, ung thư khí quản, phế quản và phổi… Nếu bạn bỏ hút thuốc, nguy cơ phát triển các loại ung thư sẽ giảm trong khoảng 10 đến 20 năm, tùy thuộc vào loại ung thư. Tuy nhiên, nguy cơ của bạn vẫn sẽ cao hơn so với những người chưa bao giờ hút thuốc.

Một trong những thành phần trong thuốc lá là chất nicotine làm thay đổi tâm trạng. Nicotine hình thành thói quen và gây nghiện cao. Đó là một trong những lý do tại sao mọi người cảm thấy khó bỏ thuốc lá. Nicotine đến não trong vài giây và có thể cung cấp năng lượng trong một thời gian. Nhưng khi hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và thèm ăn nhiều hơn. Việc cai nicotin về mặt vật lý có thể làm giảm khả năng suy nghĩ của bạn và khiến bạn có những cảm xúc tiêu cực. Chúng có thể bao gồm: sự lo lắng, cáu gắt, trầm cảm, có thể gây đau đau đầu và khó ngủ.

Ảnh hưởng toàn thân

Hút thuốc lá có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể. Nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim, đột quỵ, các vấn đề về thị lực và bệnh nướu răng. Theo nguồn đáng tin cậy của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hút thuốc lá gây hại cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể và gây ra nhiều bệnh tật. Nó làm giảm sức khỏe của người hút thuốc lá nói chung. Hút thuốc lá ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ sinh sản, da và mắt và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư…

Ở phổi, thuốc lá làm tổn thương phổi, do hít phải nicotin có trong thuốc lá, cùng với các hóa chất khác. Thuốc lá là nguyên nhân làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển ung thư phổi. Nguy cơ này cao gấp 25 lần đối với nam và 25,7 lần đối với nữ ở những người hút thuốc lá.

Ở tim, thuốc lá có thể làm thương tổn tim, mạch máu và tế bào máu. Các hóa chất và nicotin trong thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch do sự tích tụ mảng bám trong mạch máu. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên (PAD), xảy ra các động mạch cánh tay và chân dẫn đến hạn chế lưu lượng máu.

Vấn đề sinh sản, thuốc lá có thể làm thương tổn hệ thống sinh sản của phụ nữ và khiến việc mang thai trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể là do thuốc lá và các hóa chất khác trong thuốc lá ảnh hưởng đến nồng độ hormone. Ở nam giới, nguy cơ rối loạn cương dương tăng lên khi hút thuốc nhiều hơn và thời gian hút thuốc kéo dài hơn. Hút thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và do đó làm giảm khả năng sinh sản.

Về ung thư, ngoài mối liên hệ được chứng minh rõ thuốc lá với ung thư phổi, hút thuốc lá còn góp phần gây ra các bệnh ung thư khác. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (2022) báo cáo rằng, hút thuốc lá gây ra 20-30% bệnh ung thư tuyến tụy, ung thư bàng quang cao gấp 3 lần so với những người không hút thuốc. Hút thuốc lá cũng có thể tăng gấp 2 nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư thực quản. Thuốc lá cũng có thể làm tăng nguy cơ: ung thư miệng, ung thư thanh quản, ung thư vòm họng, ung thư thận, ung thư cổ tử cung, ung thư gan, ung thư ruột kết, bệnh bạch cầu dòng tủy cấp.

Mặc dù việc bỏ hút thuốc có thể là một thách thức, nhưng theo khuyến cáo của ngành y tế, khi một người ngừng hút thuốc, lợi ích sẽ bắt đầu tích lũy. Sau 1 năm: nguy cơ đau tim cũng như huyết áp sẽ thấp hơn nhiều. Ho và các vấn đề về hô hấp trên bắt đầu cải thiện. Sau 2-5 năm: nguy cơ đột quỵ giảm xuống so với người không hút thuốc. Sau 5-15 năm: nguy cơ ung thư miệng, họng, thực quản, bàng quang giảm một nửa. Sau 10 năm: nguy cơ mắc ung thư phổi và bàng quang chỉ bằng một nửa so với người hiện đang hút thuốc. Sau 15 năm: nguy cơ mắc bệnh tim tương tự như người chưa bao giờ hút thuốc.

TS.BS. Nguyễn Đức Hoàng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái

Theo báo cáo Giám sát Toàn cầu về Giáo dục (GEM) mới nhất vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) công bố, các công nghệ kỹ thuật số và phần mềm dựa trên thuật toán - đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội - khiến các bé gái có nguy cơ cao bị xâm phạm quyền riêng tư, bắt nạt trên mạng và mất tập trung trong việc học tập.

UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái
Phòng, chống tác hại thuốc lá qua góc nhìn các “họa sĩ nhí”

Lần đầu tiên một cuộc thi vẽ tranh phòng, chống tác hại thuốc lá với sự phối hợp, hỗ trợ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh triển khai ở bốn huyện, thị xã tạo nên một sân chơi bổ ích cho học sinh trung học cơ sở. Hơn 10.000 bức tranh tham dự thể hiện ước mơ về một môi trường sống, học tập lành mạnh không khói thuốc.

Phòng, chống tác hại thuốc lá qua góc nhìn các “họa sĩ nhí”
Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn

Ai cũng biết tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên, muốn bỏ hút thuốc lá không dễ, đòi hỏi phải có tính kiên nhẫn. Anh Hồ Văn Tấn (40 tuổi, Lê Thánh Tôn, TP. Huế) hút thuốc lá hơn 20 năm kể, anh hút hồi học phổ thông, rồi nghiện. Khi còn trẻ, anh chỉ hút rất ít, nhưng lúc đi làm, gặp áp lực trong công việc, anh hút nhiều hơn, khoảng một gói mỗi ngày. Việc hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân gây bất hòa chính của vợ chồng anh. Vợ anh Tấn không ưa mùi khói thuốc. Ðỉnh điểm của mâu thuẫn khi vợ anh Tấn mang thai, cô ấy lo lắng khói thuốc lá gây nhiều nguy cơ dị tật cho đứa con trong bụng. Một lần làm căng với chồng, cô than thở: “Biết thế đã không lấy ông ghiền thuốc lá”.

Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn
Return to top